Giải pháp phát triển kênh phân phối

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketting Mix tại Công ty XNK Lộc Anh (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX

3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING

3.2.3. Giải pháp phát triển kênh phân phối

Phân phối là khâu cuối cùng của quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó giúp cho sản phẩm đến được tay của người tiêu dùng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Với hệ thống phân phối tốt sẽ giúp cho công ty bán được nhiều sản phẩm, thu lại được chi phí và gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu hệ thống kênh phân phối kém thì hàng hóa sẽ tồn kho, vốn sẽ bị đóng băng, hậu quả là làm gián đoạn quá trình kinh doanh của công ty.

Đổ xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối thành công, công ty cần phải nghiên cứu tâm lý hành vi tiêu dùng, thói quen mua sắm để từ đó tìm ra phương pháp tối ưu phù hợp với cơng ty.

Có thể thấy rằng, công ty hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi có đơn đặc biệt là chủ yếu. Chính vì vậy, cơng ty cần chủ động tìm kiểm, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời cũng duy trì và phát triển các thị trường hiện có. Dưới đây là một số phương pháp nhằm mở rộng và phát triển kênh phân phối của công ty Cổ phần XNK Lộc Anh:

❖ Phương pháp mua đứt bán đoạn:

Đây là phương pháp thu mua được công ty sử dụng khá nhiều, vấn đề cơ bản của phương thức này là chất lượng đối với sản phẩm, giá cả và số lượng hàng hóa được xác định ngay tại thời điểm mua.

40

Công ty Cổ phần XNK Lộc Anh chủ yếu phân phối khi khách hàng có nhu cầu và đã ký kết hợp đồng. Vì là cơng ty phân phối nên đơi lúc cơng ty cịn bị động khi khách hàng ký kết hợp đồng với số lượng hàng hóa lớn. Vì vậy tùy theo điều kiện cụ thể mà công ty nên tổ chức dự trữ hoặc phân tán dọc theo kênh phân phối. Khi dự trữ sẽ có nhiều vấn đề phát sinh nên cần có những phương án giải quyết cụ thể.

Mở rộng liên doanh, liên kết:

Để có thể hỗ trợ nhau trong kinh doanh khi có hợp đồng lớn, cơng ty có thể tiến hành liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất các mặt hàng, với các doanh nghiệp, ...

Phương thức liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất là phương pháp công ty cần thực hiện nhằm khai thác các thế mạnh của mồi bên: các cơ sở sản xuất có máy móc, nhà xưởng, có kỹ thuật và đội ngũ lành nghề; mở rộng thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm giao dịch, có kỹ thuật ngoại thương,... từ đó tạo lợi nhuận cao nhất cho cả đơi bên.

Ngoài ra, để kênh phân phối được hoạt động thành công hơn, công ty cần tổ chức huấn luyện một đội ngũ bán hàng có trình độ, có hiểu biết về sản phẩm hàng hóa cũng như có thể giải quyết các vấn đề thắc mắc, phản hồi của khách hàng.

Trong tương lai, công ty nên tập trung xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp để có thể đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng; đồng thời, đây cũng là cơ hội để tìm hiểu thị trường, phân phối hàng hóa được rộng rãi hơn, mở rộng các mối quan hệ mua bán, ... Bên cạnh đó, cơng ty cần hợp tác với các nhà cung ứng xe tải mới và đàm phán nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển (đội ngũ xe tải).

Ngồi ra, cơng ty có thể cái tiến không gian lưu trữ hàng hóa, sắp xếp một cách khoa học và hợp lý nhằm tận dụng triệt để khơng gian kho.

Một số chương trình mà cơng ty có thể áp dụng để khuyến khích trực tiếp các thành viên kênh của mình như:

- Trợ cấp quảng cáo.

- Chi phí cho các mẫu sản phẩm trưng bày. - Phần thưởng cho khách hàng.

- Đóng góp cho những dịp kỉ niệm đặc biệt

Có thế thấy rằng, hoạt động kênh phân phối thực sự có hiệu quả thì khơng thể tách rời các chiến lược sản phẩm, giá cả, truyền thông và xúc tiến bán hàng linh hoạt hơn, phù hợp với từng thị trường, từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketting Mix tại Công ty XNK Lộc Anh (Trang 46 - 47)