Điều khoản bảo hiểm bổ sung đối với ô tô

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 28)

1 2 Đối tượng được bảo hiểm

1.2.7. Điều khoản bảo hiểm bổ sung đối với ô tô

Chủ xe có thể lựa chọn thêm một trong các Điều khoản bảo hiểm bổ sung để được tăng thêm quyền lợi bảo hiểm hoặc giảm phí bảo hiểm. Chủ xe cần kê khai đầy đủ nội dung yêu cầu vào Giấy yêu cầu bảo hiểm để DNBH làm cơ sở tính phí bảo hiểm và bồi thường.

a. Bảo hiểm tự nguyện TNDS

MIC bảo hiểm thêm phần mức trách nhiệm cao hơn mức trách nhiệm bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, quyền lợi mà chủ xe nếu tham gia bảo hiểm này sẽ được tính như sau:

Đối với thiệt hại về người:

- Mức trách nhiệm tự nguyện tăng thêm đến 50 triệu đồng: Số tiền phần bồi thường tăng thêm được tính theo Bảng trả tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 126/2008/TT- BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính.

- Mức trách nhiệm tự nguyện tăng thêm trên 50 triệu đồng: Phần tăng thêm trên 50 triệu đồng được tính trên cơ sở thiệt hại thực tế hợp lý (khơng

vượt q hồ giải), khi thực tế chủ xe phải bồi thường theo lỗi trên 100 triệu đồng.

Đối vớ thiệt hại về tài sản:

- Phần thiệt hại dưới 50 triệu đồng: áp dụng bồi thường theo quy định của Bộ Tài chính.

- Phần thiệt hại trên 50 triệu đồng: Bồi thường trên cơ sở thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của chủ xe.

Trường hợp bảo hiểm theo nhiều HĐBH thì mục a. và b. thì ngồi việc tính theo quy định trên còn áp dụng theo điều 8 quy tắc này.

Các quy định khác: áp dụng theo Quy tắc bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ

giới ban hành kèm theo Thông tư số 126/2008/TT - BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

b. Bảo hiểm khơng khấu trừ thay mới

Quyền lợi bảo hiểm: Vật tư, phụ tùng thuộc trách nhiệm bảo hiểm được thay mới, không áp dụng bất kỳ một khoản chi phí khấu trừ (hoặc khấu hao) thay mới nào. Các quy định khác của Quy tắc không thay đổi.

Điều kiện áp dụng: Xe có tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô ở tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bất kỳ.

c. Bảo hiểm gián đoạn sử dụng xe

Quyền lợi bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền thuê xe trong trường hợp chủ xe khơng có xe sử dụng khi xe bị cơ quan chức năng thu giữ hoặc đang được sửa chữa do tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra. Số ngày tối đa không quá 30 ngày.

Điều kiện áp dụng: Tất cả các loại xe có tham gia các loại hình bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm. Thời điểm tính trả tiền thuê xe là sau 04 ngày kể từ ngày xe xảy ra tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc bị công an

thu giữ.

d. Bảo hiểm sửa chữa xe tai nạn tự chọn

Quyền lợi bảo hiểm: Xe bị tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm, chủ xe được quyền chỉ định sửa chữa tại Ga ra đã thoả thuận trước ở thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Điều kiện: Áp dụng cho xe mới sử dụng trong phạm vi 5 năm tính từ năm sản xuất và xe có bảo hiểm vật chất xe ô tô tại DNBH.

e. Bảo hiểm áp dụng mức khấu trừ

Quyền lợi bảo hiểm: Khi xảy ra thiệt hại thuộc HĐBH thì áp dụng nguyên tắc sau:

- Thiệt hại dưới miễn bồi thường , chủ xe tự chịu.

- Thiệt hại mức miễn thường, thì số tiền bồi thường bảo hiểm bằng (=) thiệt hại trừ (-) mức khấu trừ.

Điều kiện áp dụng: Xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất xe tại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bất kỳ.

f. Bảo hiểm tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

Đối với MIC, Quyền lợi bảo hiểm: Xe được giải quyết bồi thường khi bị tai nạn trong phạm vi các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.

g. Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm

Quyền lợi bảo hiểm: Xe được bảo hiểm theo điều kiện "bảo hiểm giới hạn trách nhiệm" được hiểu là xe chỉ được bảo hiểm vật chất xe ở một mức giá thấp hơn giá trị thực tế, phần giá trị còn lại của chủ xe tự bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm được bồi thường như xe tham gia đúng giá trị thực tế (đối với tổn thất bộ phận) và bồi thường theo số tiền bảo hiểm (đối với bồi thường toàn bộ).

h. Bảo hiểm xe bị ngập nước

Quyền lợi bảo hiểm: Xe ô tô bị thiệt hại động cơ hoặc hư hỏng về điện do lỗi vô ý của lái xe điều khiển xe đi vào vùng ngập nước sẽ được DNBH bồi thường, nếu xe có tham gia bảo hiểm vật chất xe (không áp dụng đối với bảo hiểm thân vỏ xe - bảo hiểm bộ phận).

Trong trường hợp xe bị ngập nước đã chết máy hoặc dừng hoạt động mà người điều khiển xe nổ máy trở lại gây thiệt hại thì sẽ khơng thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.3. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG

TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

1.3.1. Vai trị và quy trình khai thác trong bảo hiểm xe cơ giới

Khai thác bảo hiểm là một trong 3 khâu quan trọng trong việc triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng.

Khi việc khai thác bảo hiểm đạt được hiệu quả nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo:

Khai thác bảo hiểm dựa trên ngun tắc "số đơng bù số ít" nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san xẻ rủi ro. Khi thực hiện tốt khâu khai thác có nghĩa là việc tạo lập thương hiệu và mối quan hệ của doanh nghiệp đến khách hàng được tốt hơn. Nhờ đó mà thị phần của DNBH càng được mở rộng, chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp và khẳng định sự tín nhiệm của khách hàng dành cho sản phẩm nói riêng và DNBH nói chung. Khơng những thế khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm khác của doanh nghiệp.

Khai thác tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp vì vậy nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, xét về mặt lâu dài thì nó cịn quyết

định đến việc phát triển, mở rộng của doanh nghiệp, khẳng định được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới có tác dụng giúp cho việc đánh giá rủi ro của phương tiện tham gia bảo hiểm được chính xác hơn, từ đó là cơ sở định phí bảo hiểm.

Sơ đồ 1.1: Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới

(Nguồn:Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội)

Trong các bước trên thì bước thứ hai là phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro là quan trọng nhất trong bảo hiểm xe cơ giới vì lúc này địi hỏi khai thác viên phải hiểu rõ các nội dung có trong giấy yêu cầu bảo hiểm để hướng dẫn khách hàng ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và qua đó có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp cho khách hàng ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp, quyền lợi của khách hàng và số tiền bảo hiểm,...

Cần phải phân tích cơ cấu khai thác chi tiết theo nhiều tiêu thức.

Với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có thể phân tích cơ cấu khai thác theo các tiêu thức sau:

+ Chủng loại xe: Ví dụ như: ơ tơ chở người không kinh doanh vận tải ô tô chở người kinh doanh vận tải, ô tô chở hàng,...

+ Theo chỗ ngồi trên xe: xe 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 11 chỗ ngồi, xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi,...

+ Theo vùng lãnh thổ: chạy ở vùng núi hay thành phố,...

+ Các quy định khác: Xe ta xi, ô tô chuyên dùng (ô tô chở xăng, ô tô trộn bê tông, ô tô vệ sinh, ... ) ; Xe máy chuyên dùng (xe nâng, xe lu, máy đào, máy xúc, ... ); xe buýt,...

+ Theo thời gian sử dụng xe, giá trị cịn lại của xe: Ơ tô sử dụng từ 3 năm đến 6 năm/giá trị còn lại từ 50% đến 70%; Ơ tơ sử dụng trên 6 năm đến 20 năm/giá trị còn lại dưới 50%; . .

1.3.2. Giám định và bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới

1.3.2.1. Nguyên tắc giám định tổn thất

- Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.

- Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập trong trường hợp các bên không thoả thuận được giám định độc lập thì một trong các bên khơng được u cầu Tồ án nơi

xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên. Trường hợp kết luận giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp đó phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của DNBH, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

1.3.2.2. Nguyên tắc bồi thường tổn thất

- Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp cần thiết doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bản hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

- Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật. Trường hợp có quyết định của Tồ án thì căn cứ vào quyết định của Tồ án nhưng khơng vượt q mức trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây ra tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

- Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hơn HĐBH bắt buộc TNDS cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.

Quy tắc chung trong hoạt động bồi thường được tính theo các trường hợp như sau:

a. Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giả trị thực tế

Số tiền bồi thường Giá trị thiệt hại thực tế x { STBH: GTBH)

b. Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế

Theo nguyên tắc để tránh việc "lợi dụng" bảo hiểm, bảo hiểm chỉ chấp nhận số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu là vơ tình tham gia bảo hiểm trên giá trị xe, bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng bằng giá trị thực tế của xe.

Trong thực tế, cũng có những trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo "Giá trị thay thế mới".

c. Trường hợp tổn thất bộ phận

Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe.

d. Trường hợp tổn thất toàn bộ

Xe cơ giới được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an tồn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Trong trường hợp này, số tiền bảo hiểm lớn nhất bằng số tiền bảo hiểm và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.

1.3.2.3. Quy trình giám định tổn thất

Giám định bảo hiểm chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy,

đối với những trường hợp phát hiện khơng thuộc phạm vi bảo hiểm cần có ý kiến ngay đê bên tham gia bảo hiểm có hương giải quyết

Sơ đồ 1.2: Quy trình giám định tổn thất

(Nguồn: Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội)

* Chuẩn bị giám định: Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy

đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: Đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê chi tiết các loại tài sản được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hố đơn sửa chữa, ... Ngồi ra, phải chuẩn bị hiện trường giám định thống nhất thời gian và địa điểm giám định, mời các bên có liên quan trong khi giam định (cơng an, chính quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn... ) nếu cần.

* Tiến hành giám định: Công việc giám định phải được tiến hành khẩn

trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác hợp lý và nhất quán trong quá trình giám định phải tập trung vào các công việc sau:

Kiểm tra lại đối tượng giám định; - Phân loại tôn thất;

- Xác định mức độ tổn thất; Nguyên nhân gây tổn thất; - Tổn thất của người thứ ba (nếu có);

- Các chi phí có liên quan;

* Lập biên bản giám định: Nội dung văn bản này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng cụ thể. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định và không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi chưa có yêu cầu của DNBH.

1.3.3. Quy trình bồi thường và chi trả bảo hiểm.

Mở hồ sơ khách hàng: Khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe, chủ xe phải cung cấp những tài liệu, chứng từ sau: - Tờ khai tai nạn của chủ xe và yêu cầu bồi thường (có mẫu in DNBH) Bản sao của GCNBH, GCN đăng ký xe, GCN kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe;

Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện bồi thường bảo hiểm xe cơ giới

(Nguồn: Tổng Công ty CP Báo hiểm Quân đội)

- Bản sao hồ sơ đê xác định nguyên nhân tai nạn và tai nạn: Kết luận điều tra của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, Biên

bản giải quyết tai nạn; Bản an hoặc quyết định của Toà án trong trường hợp có tranh chấp tại Tồ án; Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba; Trường hợp vụ việc không cần hoặc không có Cơng an tham gia thì Chủ xe thơng báo ngay (trừ trường hợp có lý do chính đáng) cho DNBH và giải quyết tai nạn.

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại do tai nạn như: Thiệt hại về xe, tài sản: Biên bản giám định, thuê cẩu kẻo, sửa chữa xe, chứng từ xác định giá trị tài sản (nếu cần); Thiệt hại về người: Giấy ra viện, Giấy chứng nhận tỷ lệ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)