TRỤC LỢI BẢO HIỂM VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT XE

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 39 - 41)

1 2 Đối tượng được bảo hiểm

1.4. TRỤC LỢI BẢO HIỂM VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT XE

XE CƠ GIỚI

1.4.1. Đề phòng hạn chế tổn thất xe cơ giới

Hoạt động kiểm soát tổn thất thường bao gồm 3 khâu chuyên môn: Khảo sát điều tra thực tế, Phân tích và tư vấn cho khách hàng trong cơng tác quản lý rủi ro và thực hiện chương trình quản lý rủi ro.

* Khảo sát điều tra thực tế:

khảo sát điều tra thực tế là thu thập các thông tin liên quan đến xe cơ giới, đến đặc điểm của rủi ro của vụ tai nạn và liên quan đến chính bản thân khách hàng, đánh giá cam kết của người tham gia bảo hiểm trong cơng tác này.

* Phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro:

Để phân tích và tư vấn cho khách hàng nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, Kiểm sốt viên sẽ phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro. Nội dung tư vấn này thường bao gồm:

- Chương trình an tồn cho từng đối tương bảo hiểm. - Cung cấp các thông tin nghiệp vụ.

- Kiểm tra, đánh giá và tư vấn.

* Thực hiện chương trình quản lý rủi ro:

Đây là chương trình rất tốt dành cho các nhân viên khai thác bảo hiểm bởi vì chương trình này với mục đích cung cấp thêm những thông tin về khách hàng cho các nhân viên khai thác bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định đúng đắn để khai thác tốt hơn.

Các kiểm sốt viên cũng thơng qua chương trình, kiểm sốt viên khai thác có thể nhận biết được dịch vụ bảo hiểm mà khách hàng mong muốn,

những vương mắc của họ cũng như những ưu điểm và nhược điểm mà họ nhận xét, đánh giá về từng loại sản phân của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.4.2. Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bên mua bảo hiểm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm gánh chịu một mức trách nhiệm đối với người được bảo hiểm tương ứng với mức phí bảo hiểm đã thu. Đây là yếu tố chứng minh rằng, quan hệ kinh doanh bảo hiểm là quan hệ xã hội mang tính chất song vụ, quyền lợi bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, các bên nhằm mục đích hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích nhất định. Để thiết lập mối quan hệ mang tính hợp tác với nhau, tương trợ này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ cam kết: không được cố ý thực hiện những hành vi lừa dối gây thiệt hại cho phía bên kia để đạt được quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ bảo hiểm, coi là việc kiếm lời bất hợp pháp.

Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT - BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì " Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối tổ chức cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và khiếu nại bảo hiểm". Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú ý tới các tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính. Các tổ chức cá nhân có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

- Chủ xe cố tình mua bảo hiểm trên giá trị - Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm. - Thay đổi tình tiết vụ tai nạn.

- Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần - Khai báo rủi ro không trung thực. - Cố ý gây tai nạn

- Gian lận với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã địi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với DNBH).

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)