Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 32 - 36)

(Nguồn:Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội)

Trong các bước trên thì bước thứ hai là phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro là quan trọng nhất trong bảo hiểm xe cơ giới vì lúc này địi hỏi khai thác viên phải hiểu rõ các nội dung có trong giấy yêu cầu bảo hiểm để hướng dẫn khách hàng ghi chép đầy đủ, chính xác các thơng tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và qua đó có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp cho khách hàng ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp, quyền lợi của khách hàng và số tiền bảo hiểm,...

Cần phải phân tích cơ cấu khai thác chi tiết theo nhiều tiêu thức.

Với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có thể phân tích cơ cấu khai thác theo các tiêu thức sau:

+ Chủng loại xe: Ví dụ như: ơ tơ chở người không kinh doanh vận tải ô tô chở người kinh doanh vận tải, ô tô chở hàng,...

+ Theo chỗ ngồi trên xe: xe 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 11 chỗ ngồi, xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi,...

+ Theo vùng lãnh thổ: chạy ở vùng núi hay thành phố,...

+ Các quy định khác: Xe ta xi, ô tô chuyên dùng (ô tô chở xăng, ô tô trộn bê tông, ô tô vệ sinh, ... ) ; Xe máy chuyên dùng (xe nâng, xe lu, máy đào, máy xúc, ... ); xe buýt,...

+ Theo thời gian sử dụng xe, giá trị cịn lại của xe: Ơ tô sử dụng từ 3 năm đến 6 năm/giá trị còn lại từ 50% đến 70%; Ơ tơ sử dụng trên 6 năm đến 20 năm/giá trị còn lại dưới 50%; . .

1.3.2. Giám định và bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới

1.3.2.1. Nguyên tắc giám định tổn thất

- Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.

- Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập trong trường hợp các bên không thoả thuận được giám định độc lập thì một trong các bên khơng được u cầu Tồ án nơi

xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên. Trường hợp kết luận giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp đó phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của DNBH, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

1.3.2.2. Nguyên tắc bồi thường tổn thất

- Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp cần thiết doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bản hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

- Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật. Trường hợp có quyết định của Tồ án thì căn cứ vào quyết định của Tồ án nhưng khơng vượt q mức trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây ra tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

- Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hơn HĐBH bắt buộc TNDS cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.

Quy tắc chung trong hoạt động bồi thường được tính theo các trường hợp như sau:

a. Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giả trị thực tế

Số tiền bồi thường Giá trị thiệt hại thực tế x { STBH: GTBH)

b. Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế

Theo nguyên tắc để tránh việc "lợi dụng" bảo hiểm, bảo hiểm chỉ chấp nhận số tiền bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu là vơ tình tham gia bảo hiểm trên giá trị xe, bảo hiểm vẫn bồi thường, nhưng bằng giá trị thực tế của xe.

Trong thực tế, cũng có những trường hợp công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trên giá trị thực tế, ví dụ theo "Giá trị thay thế mới".

c. Trường hợp tổn thất bộ phận

Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai nêu trên. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe.

d. Trường hợp tổn thất toàn bộ

Xe cơ giới được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể sửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành an tồn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Trong trường hợp này, số tiền bảo hiểm lớn nhất bằng số tiền bảo hiểm và phải trừ khấu hao cho thời gian xe đã sử dụng hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.

1.3.2.3. Quy trình giám định tổn thất

Giám định bảo hiểm chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy,

đối với những trường hợp phát hiện khơng thuộc phạm vi bảo hiểm cần có ý kiến ngay đê bên tham gia bảo hiểm có hương giải quyết

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)