Kỹ năng mềm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học sư phạm tại Việt Nam (Trang 31 - 34)

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Kỹ năng mềm

Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” được phổ biến một cách rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills) cũng là một trong những vấn đề được quan tâm - nhất là các đới tượng đang chuẩn bị cho q trình lập thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ cịn căn cứ vào ́u tớ cá nhân như sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao động..., các yếu tố này được người ta gọi là “kỹ năng mềm”.

Theo từ điển Wikipedia tiếng Anh [65] “KNM (soft skills) là một thuật ngữ thường được gắn liền với một người với các đặc điểm cá tính, những ưu ái của xã hội, giao tiếp, ngơn ngữ, thói quen cá nhân, KN giao tiếp, quản lý con người, lãnh đạo, ... nó đặc trưng cho mối quan hệ giữa người này với người khác. KNM của một người là một phần quan trọng đóng góp cá nhân của họ cho sự thành cơng của một tở chức”.

Có khá nhiều quan niệm khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc nhìn chun mơn, ngữ cảnh phát biểu và thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh những thuật ngữ nào. Hiểu một cách đơn giản kỹ năng mềm là những kỹ năng con người tích luỹ được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được hiệu quả.

Theo Rani S. [55] “KNM là những KN mà con người sử dụng để hành xử, làm việc với nhau, giải quyết các mâu thuẩn, thân thiện lạc quan và thuyết phục người khác”.

Theo nhóm tác giả Achmad Fajar Hendarman, Jann Hidajat Tjakraatmadja: “KNM là những thuộc tính cá nhân tăng cường sự tương tác của một cá nhân và hiệu suất công việc của mình. KNM là KN của một người thiết lập và khả năng thực hiện một loại công việc hoặc hoạt động. KNM là cách thức tương tác giữa các cá nhân và được sử dụng rộng rãi, thường xuyên” [47].

Theo tác giả Peggy Klaus (Hoa Kỳ): “KNM bao gồm các hành vi cá nhân, xã hội, giao tiếp và khả năng kiểm soát bản thân. Chúng bao gồm rất nhiều các KN và phẩm chất khác nhau như: tự giác, đáng tin cậy, tận tâm, khả năng thích ứng, óc suy xét, thái độ, tính chủ động, sự cảm thơng, sự tự tin, tính chính trực, khả năng tự chủ, ý thức tổ chức, sự dễ mến, mức độ ảnh hưởng, độ mạo hiểm, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo, quản lý thời gian,...”[30].

của cá nhân nhằm đảm bảo cho q trình thích ứng với người khác, cơng việc nhằm duy trì tớt mới quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện cơng việc một cách hiệu quả [35, tr 103].

Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người có được ngồi ́u tớ chun mơn và sự chun nghiệp xét trên lĩnh vực cơng việc. Đó cịn được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con người, thể hiện khả năng tinh thần của cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng một cách hiệu quả những đặc điểm của cá nhân như: thân thiện, vị tha, biết chấp nhận người khác... (dẫn theo [38]).

Một vài tác giả khác như E.A. Leutenberg, J.J. Liptak lại cho rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên mơn của nghề nghiệp đang sở hữu mà nó thể hiện cái riêng về mặt cá tính của cá nhân trong công việc và trong mối quan hệ với người khác (dẫn theo [38]). Tác giả Forland, Jeremy cho rằng kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ giao tiếp, khả năng hoà nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hồ mình, chung sớng và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tở chức và cộng đồng (dẫn theo [38]).

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [23-26] cho rằng kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một sớ nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong cơng việc.

Như vậy, có thể nói có khá nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm, trong đề tài này tác giả sử dụng định nghĩa kỹ năng mềm như sau: “kỹ năng

mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho q trình thích ứng với người khác, cơng việc nhằm duy trì tớt mới quan hệ tích cực và góp phần hỡ trơ thực hiện cơng việc một cách hiệu quả”. [7]

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên các trường Đại học sư phạm tại Việt Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w