1.4.1. Đặc điểm nghề nghiệp của sinh viên sư phạm
Sinh viên nói chung và SVSP nói riêng thường là lứa tuổi khoảng từ 18 đến 24, 25 tuổi, là những học sinh đã tốt nghiệp THPT, là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hoặc tinh thần của xã hội. SVSP là người lớn cả về phương diện sinh học và xã hội. Mặc dù vẫn cịn là đới tượng đang được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội nhìn nhận họ như chủ thể có trách nhiệm của hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động của họ theo tiêu chuẩn người lớn. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bở sung cho đội ngũ trí thức hoặc những người lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng và có ích cho xã hội.
Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gớc từ tiếng La tinh là “Studens”; tiếng Anh là “Student”; tiếng Pháp là “Etudiant” và tiếng Nga là “CtygeHt” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình đang khai thác và tìm kiếm tri thức.
SVSP là những người đang học tập và rèn luyện tại các trường Đại học, Cao đẳng thuộc hệ sư phạm, nhằm lĩnh hội hệ thớng tri thức, hình thành hành động và phẩm chất đạo đức đáp ứng với yêu cầu nghề giáo viên trong tương lai.
Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tơn vinh và kính trọng, nghề giáo được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Để xứng đáng với sự tôn vinh đó, ngay khi cịn ngồi trên giảng đường, SVSP phải thật sự mẫu mực, dạy người, dạy chữ. SVSP cần làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm mới cảm thấy lao động sư phạm là lao động trí óc tởng hợp địi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo. Trong hoạt động nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, nhất là KNM đóng một vai trị hết sức quan trọng.
SVSP phải biết vận dụng, tích hợp nhiều kĩ năng sư phạm một cách linh hoạt. Lao động sư phạm là loại lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong khn khở nhà trường. Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn cũng như khoa học giáo dục và có khả năng sử dụng chúng vào từng tình h́ng sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.
1.4.2. Yêu cầu nghề nghiệp của sinh viên sư phạm
1.4.2.1. Các yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên.
Tình u con người và lịng say mê với sự nghiệp phát triển con người.
Dạy học là nghề làm việc với con người, người giáo viên phải có tình u con người mới có thể hoạt động hiệu quả. Tình yêu này thể hiện qua hứng thú khi tiếp xúc với con người, chia sẻ, tìm hiểu vấn đề của con người, phấn chấn khi làm việc với con người, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với con người. Đặc biệt tình yêu con người của người giáo viên thể hiện ở sự thấu hiểu, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.
Đới với học sinh, tình u con người thể hiện ở sự say sưa làm việc với học sinh, hạnh phúc khi giúp đỡ học sinh và nhận thấy sự tiến bộ của học sinh, trăn trở trước những thất bại, vấp váp của học sinh, chia sẻ buồn vui và cùng người học sinh vượt qua khó khăn trong học tập. Người giáo viên say mê với sự phát triển con người, ln hết lịng vì sự phát triển của học sinh, nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào giáo dục và dạy học vì học sinh.
Ứng xử công bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh phát triển.
Ứng xử công bằng thể hiện đạo đức của nhà giáo không thiên vị, định kiến với bất kì học sinh nào. Ứng xử cơng bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh phát triển, tạo ra môi trường thân thiện giúp học sinh vượt qua mặc cảm yếu kém, phân biệt đối xử do vị thế kinh tế, xã hội, dân tộc. Ứng xử cơng bằng góp phần thu hẹp khoảng cách thầy – trị. Ứng xử cơng bằng thể hiện ở những điểm sau:
- Không thành kiến với học sinh cho dù họ chưa đạt kết quả như mong muốn mà vẫn tiếp tục giúp đỡ học sinh phát triển theo hướng tích cực.
- Khơng phân biệt đới xử với học sinh, khơng phân biệt hồn cảnh x́t thân, thành tích học tập và hành vi đạo đức.
- Đánh giá khách quan kết quả học tập cũng như rèn luyện của học sinh. - Kiểm sốt tớt cảm xúc, chia sẻ, thơng cảm với học sinh.
Tính tích cực xã hội.
Tính tích cực xã hội thể hiện trong sự tham gia vào các cơn việc của xã hội, tìm hiểu, tham gia tọa đàm, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, tham gia vào các phong trào vận động vì mơi trường xanh-sạch-đẹp, đóng góp ý kiến, hiến kế hoạch cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, tham gia phản biện xã hội.
Tính tích cực xã hội thể hiện tính xã hội của con người, thể hiện vai trò chủ thể của người giáo viên làm chủ trong tương lai, vận mệnh của mình trong xã hội cũng như đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển xã hội.
Mỗi giáo viên là tấm gương về cách ứng xử cho học sinh. Giáo viên tham gia tích cực các hoạt động xã hội tạo nên động lực, thúc đẩy các em tham gia
Tự ý thức và tự giáo dục cao.
Giáo viên là nhà giáo dục đồng thời phải có khả năng tự ý thức và tự giáo dục. Tự ý thức được coi là phương tiện tự điều chỉnh của chủ thể. Người giáo viên phải ý thức được bản thân trong các mối quan hệ sau đây:
- Ý thức về đạo đức của bản thân, nhận biết và đánh giá được hệ giá trị, thái độ của bản thân đối với con người, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu,
sự phù hợp của quan niệm, hệ giá trị của bản thân so với hệ thống chuẩn mực xã hội.
- Ý thức về hành vi của bản thân, sự phù hợp hay không phù hợp so với chuẩn mực, phương thức ứng xử được chấp nhận, độc lập đánh giá hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đã được chấp nhận.
- Ý thức về bản thân như là chủ thể hoạt động, ý thức về trách nhiệm và vai trò của nhà giáo trong xã hội, trách nhiệm của bản thân như một người thầy, đánh giá về trách nhiệm, vai trị của mình, hiệu quả hoạt động, sản phẩm và con đường cải thiện hoạt động.
- Đánh giá bản thân trong mối quan hệ với môi trường lao động, môi trường sống với tư cách là nhà giáo, người công dân.
- Ý thức về sự phát triển bản thân theo thời gian, về những thành công và thất bại, yếu kém cần khắc phục.
1.4.2.2. Các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức của người giáo viên
Để có thể thực hiện được tớt hoạt động dạy học, người giáo viên phải có: - Hiểu biết và kiến thức chuyên ngành môn dạy: Giáo viên phải là chuyên gia trong lĩnh vực mình giảng dạy. Hiểu biết về lĩnh vực chuyên nghành này chính là hiểu biết về hệ thớng kiến thức về nội dung môn học, các phương pháp khoa học trong nghiên cứu, khám phá và ứng dụng các kiến thức đó trong thực tiễn. Nhà giáo phải có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và và ứng dụng các kiến thức chuyên nghành vào thực tiễn. Tuy nhiên, đới với nhà giáo thì như thế là chưa đủ. Những kiến thức đó phải được người giáo viên thấm nh̀n, hệ thớng hố, khái qt hố, chế biến để có thể truyền cho học sinh theo cách dễ hiểu nhất, dễ ghi nhớ nhất.
- Năng lực tổ chức quá trình dạy học.
- Khả năng hiểu biết về học sinh, khả năng đánh giá người học. - Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực sử dụng kĩ thuật dạy học.
Vấn đề giáo dục bao giờ cũng quan trọng vì hoạt động giáo dục trong nhà trường góp phần quan trọng nhất tạo ra định hướng nhân cách đúng đắn cho học sinh, tạo dựng hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức và hệ thống hành vi phù hợp. Do vậy, năng lực giáo dục ở giáo viên cần có:
- Có hiểu biết và kiến thức, kỹ năng về giáo dục và quá trình giáo dục. - Có khả năng trùn đạt tớt trên cả hai phương diện nói và viết
- Có năng lực giao tiếp sư phạm. - Có kỹ năng định hướng giao tiếp. - Có kỹ năng định vị.
- Có kỹ năng làm chủ trạng thái, cảm xúc của bản thân, vượt qua những trạng thái cảm xúc khó khăn trong giao tiếp.
- Có kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
- Có năng lực nhận biết, đánh giá phẩm chất nhân cách, tính cách học sinh.
- Có năng lực cảm hóa, thay đởi nhân cách theo mơ hình mong ḿn. - Có năng lực tự giáo dục và làm gương.