.4Vật thế chấp và giá trị tài sản ròng

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ: Thông tin bất cân xứng & cấu trúc tài chính (Trang 32 - 34)

Vật thế chấp

Vật thế chấp là vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay khi vỡ nợ, giúp giảm được hậu quả của lựa chọn đối nghịch vì nó giảm được tổn thất của người cho vay trong trường hợp có vỡ nợ. Nếu một người vay được vỡ nợ đối với một món vay, người cho vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù lại tổn thất ở món cho vay đó. Ví dụ nếu bạn thất bại, khơng thanh tốn được món vay thế chấp, người cho bạn vay có thể bán sở hữu ngơi nhà bạn, bán cơng khai nó đi. Và dùng tiền thu được để thanh tốn dứt điểm món vay đó. Các người cho vay như vậy dễ chấp nhận việc cho vay có vật thế chấp, và các người vay sẵn sàng cung cấp vật thế chấp vì việc giảm rủi ro cho người cho vay khiến họ dễ vay được tiền nhanh chóng và cịn có thể với một lãi vay nhẹ hơn. Sự có mặt của lựa chọn đối nghịch trong các thị trường tín dụng giải thích vì sao vật thế chấp là một đặc điểm nổi bật của những hợp đồng nợ.

Giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng, hay còn gọi là vốn cổ phần, là hiệu giữa tài sản có của một cơng ty (gồm những tài sản nó sở hữu hoặc bị nợ) và tài sản nợ của nó( tài sản mà nó nợ).; Giá trị tài sản rịng có thể thực hiện một vai trị tương tự như vật thế chấp. Nếu một cơng ty có một giá trị tài sản rịng cao, thì ngay cả nếu công ty thực hiện những cuộc đầu tư khiến công ty bị lỗ vốn và dẫn đến việc vỡ nợ của cơng ty đó, lúc đó người cho cơng ty này vay đều có thể sở hữu giá trị tài sản rịng của cơng ty, bán nó đi và dùng tiền thu được để bồi thường một số trong những tổn thất do món vay này gây ra. Ngồi ra, một cơng ty càng có nhiều giá trị tài sản rịng hàng đầu, nó càng có ít khả năng vỡ nợ bởi vì cơng ty này có một dự trữ tài sản có thể dùng để thanh tốn xong các món nợ của mình.

Do đó, nếu những cơng ty đang đi tìm vay tiền mà có giá trị tài sản rịng cao, thì việc chọn lựa đối nghịch sẽ ít quan trọng, và những người cho vay sẽ sẵn lịng cho vay. Sự phân tích này minh họa cho câu “chỉ những người khơng cần tiền mới có thể vay tiền”.

1.10 Rủi ro đạo đức và tác động của nó đến cấu trúc tài chính1.4.6 Khái niệm Rủi ro đạo đức 1.4.6 Khái niệm Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là tình huống thơng tin bất cân xứng, xuất hiện sau khi giao dịch được thực hiện.

1.4.6.1 Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ

Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ là việc người vay sử dụng vốn vay vào mục đích khác với mục đích đã thoả thuận ban đầu với người cho vay.

Hợp đồng nợ chỉ yêu cầu người vay phải hoàn trả một số tiền gốc và lãi cố định và người vay được hưởng tồn bộ lợi nhuận cịn lại nên người vay phát sinh động cơ mạo hiểm trong đầu tư, tức là người vay muốn thực hiện những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận nhiều nhất, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những dự án có độ rủi ro cao; điều này ngược lại với ý muốn của người cho vay là chỉ chấp nhận những dự án có độ rủi ro thấp.

Rủi ro đạo đức xảy ra có thể làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn của người cho vay nếu dự án đầu tư bị thất bại; hoặc nếu thành cơng thì người cho vay cũng khơng được hưởng lợi gì thêm ngồi số vốn gốc của mình và tiền lãi tương ứng với mức lãi suất đã thoả thuận ban đầu.

Nếu người cho vay phát hiện ra người vay sử dụng vốn khơng đúng mục đích như thoả thuận, đồng thời biết được dự án mà người vay muốn thực hiện có độ rủi ro cao thì người vay sẽ rút vốn lại và không cho vay nữa.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ: Thông tin bất cân xứng & cấu trúc tài chính (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)