.2Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến cấu trúc tài chính trong thị trường nợ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ: Thông tin bất cân xứng & cấu trúc tài chính (Trang 35 - 37)

Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thơng tin hiểu được tình thế thơng tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thơng tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu

thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một dạng rủi ro.

Rủi ro đạo đức trong các hoạt động giao dịch vay nợ là khá phổ biến. Nó đặt ra câu hỏi “kiểm sốt” đối với các Tổ chức tài chính trong việc giám sát việc sử dụng “đồng vốn” của khách hàng. Do hợp đồng nợ chỉ yêu cầu người vay phải hoàn trả một số tiền gốc và lãi cố định và người vay được hưởng toàn bộ lợi nhuận còn lại nên người vay phát sinh động cơ mạo hiểm trong đầu tư, tức là người vay muốn thực hiện những dự án đầu tư mang lại lợi nhuận nhiều nhất, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận những dự án có độ rủi ro cao; điều này ngược lại với ý muốn của người cho vay là chỉ chấp nhận những dự án có độ rủi ro thấp. Rủi ro đạo đức xảy ra có thể làm mất một phần hoặc tồn bộ vốn của người cho vay nếu dự án đầu tư bị thất bại; hoặc nếu thành cơng thì người cho vay cũng khơng được hưởng lợi gì thêm ngồi số vốn gốc của mình và tiền lãi tương ứng với mức lãi suất đã thoả thuận ban đầu. Nếu người cho vay phát hiện ra người vay sử dụng vốn khơng đúng mục đích như thoả thuận, đồng thời biết được dự án mà người vay muốn thực hiện có độ rủi ro cao thì người vay sẽ rút vốn lại và khơng cho vay nữa.

Việc thiếu giám sát tài chính có thể làm nảy sinh rủi ro đạo đức ở bên cho vay, đó là việc họ cho vay mạo hiểm quá mức. Do việc không giám sát được đầy đủ người đi vay sẽ kích thích người này dùng khoản vay một cách mạo hiểm, sai mục đích. Trường hợp chủ thể kinh tế được chính phủ ủy thác thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách, việc thiếu thông tin sẽ dẫn tới giám sát khơng đầy đủ, do đó các chủ thể này có thể sẽ chi sai, làm lãng phí ngân sách nhà nước.

Tóm lại, người đi vay bao giờ cũng hiểu rõ mục đích sử dụng những khoản vay trong khi người cho vay (Ngân hàng, các tổ chức tài chính, hoặc cá nhân thì khơng). Trong các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay dự án, các Ngân hàng thường ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để đẩy nhanh con số tín dụng, bước đầu nhiều Ngân hàng đã “dấn thân” vào lĩnh vực cho vay tín chấp. Khi này rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng thường sẽ tăng lên khi Ngân hàng khó bao quát, thẩm định việc sử dụng đồng vốn của khách hàng.

Ví dụ: Ơng A vay tiền của Ngân hàng B. Trong hợp đồng vay mượn có ghi rõ ơng dùng khoản vay này để mở rộng nhà hàng của mình. Tuy nhiên, ơng A đã mang số tiền đó đổ vào Chứng khoán. Nếu thị trường Chứng khoán lên giá, dĩ nhiên ơng ta sẽ có lời và dư sức thanh tốn nợ gốc và lãi cho Ngân hàng B.

Nhưng thử tưởng tượng nếu như TTCK “rớt giá” thê thảm, khoản đầu tư của ông ta “bốc hơi” tới hơn 2/3. Khi này chắc chắn ông A sẽ rơi vào tình trạng “khó hồn trả” nghĩa vụ nợ. Lúc này Ngân hàng gặp phải một rủi ro trong việc thu hồi khoản cho vay.

1.4.8 Các giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ: Thông tin bất cân xứng & cấu trúc tài chính (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)