.2Các giải pháp giải quyết ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong các hợp đồng nợ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ: Thông tin bất cân xứng & cấu trúc tài chính (Trang 38 - 40)

nợ

Rủi ro đạo đức là một lĩnh vực lớn, nó xuất phát từ những hành vi vụ lợi bên trong của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Để ngăn chặn nguy cơ xảy ra tổn thất đối với các tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính thì việc cung cấp minh bạch các thơng tin và khả năng kiểm soát hành vi của các cá nhân sẽ phần nào hạn chế bớt rủi ro đạo đức.

Người cho vay chọn những người người vay vốn chủ sở hữu và có giá trị tài sản rịng lớn (hiệu số giữa tài sản và nợ)

Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tài sản của một doanh nghiệp và các khoản nợ của nó. Nếu doanh nghiệp có giá trị tài sản rịng cao, thì ngay cả khi thất bại trong kinh doanh, khơng có khả năng trả nợ thì người cho vay có thể nắm các tài sản ròng để thu lại tiền. Hơn nữa, giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp càng cao thì càng ít có khả năng vỡ nợ bởi vì doanh nghiệp có nhiều tài sản dự trữ để trả nợ vay của mình. Bởi vậy, khi các doanh nghiệp có giá trị tài sản rịng cao muốn vay tiền, người cho vay sẽ thấy được nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức ít hơn và họ sẽ sẵn sàng hơn trong việc cho vay.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản rịng có thể thực hiện vai trị là tài sản thế chấp. Rủi ro đạo đức có thể được hạn chế nếu người đi vay có tài sản thế chấp, khi rủi ro xảy ra, người đi vay bị vỡ nợ và khơng hồn trả được tiền vay thì người cho vay có quyền phát mại tài sản thế chấp và sử dụng số tiền thu được để bù lại tổn thất nên hậu quả rủi ro sẽ được giảm bớt. Bởi vậy tài sản thế chấp trở nên rất quan trọng trong các hợp đồng vay nợ, người cho vay có thể sẵn sàng hơn nếu người đi vay có vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản ròng lớn. Với vốn chủ sở hữu lớn hoặc giá trị tài sản ròng lớn người vay sẽ cân nhắc đầu tư chắc chắn hơn để không bị mất mát quá nhiều, nên hạn chế được rủi ro đạo

đức của người vay. Như vậy, vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản ròng của người vay càng cao thì vấn đề rủi ro đạo đức càng nhỏ và ngược lại.

Thực hiện giám sát và buộc người vay tuân theo những quy định trong hợp đồng tín dụng

Các hợp đồng tín dụng giữa các bên giao dịch nhất thiết phải có những quy định, cam kết trừng phạt mà bên kém ưu thế thông tin đưa vào. Bên kém ưu thế thơng tin hy vọng bên có ưu thế thơng tin sẽ cân nhắc nguy cơ bị trừng phạt để rồi thấy lợi ích của việc mình thay đổi hành vi không bằng cái giá phải bỏ ra, từ đó khơng nảy sinh động cơ thay đổi hành vi nữa.

Có 4 quy định nhằm hạn chế rủi ro đạo đức xảy ra:

o Nêu cụ thể mục đích vay vốn được phép thực hiện và không được thực hiện trong hợp đồng tín dụng

o Buộc người vay mua bảo hiểm cho khoản vay.

o Buộc người vay mua bảo hiểm cho những tài sản dùng làm tài sản thế chấp, cầm cố,...

o Song song với việc theo dõi, giám sát người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích; người vay cịn phải cung cấp thơng tin về hoạt động kinh doanh và các báo cáo tình hình tài chính theo định kỳ (quý/năm).

Giao dịch nên được thực hiện thơng qua các Trung gian tài chính

Để thực hiện hiệu các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đạo đức nêu trên, tốt nhất nên thực hiện thông qua các trung gian tài chính (đặc biệt là các ngân hàng), nhờ vào khả năng giám sát và cưỡng chế thi hành của các trung gian tài chính. Lúc này, người cho vay đóng vai trị là người gửi tiền, là nhà đầu tư tài chính, cịn người cho vay thực sự là các trung gian tài chính (là các ngân hàng).

Thơng qua nghiệp vụ cấp tín dụng, trung gian tài chính có được lợi ích từ hoạt động giám sát và hối thúc của mình, làm giảm thiểu được rủi ro đạo đức vốn có trong các hợp đồng nợ. Như vậy, tài chính gián tiếp có vai trị quan trọng hơn tài chính trực tiếp và tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

Cung cấp các kênh thông tin, hạn chế thông tin phi đối xứng

Một giải pháp nữa là cần thành lập ra cơ quan để thu thập, đánh giá sự minh bạch về mặt tài chính đối với các chủ thể tham gia, tạo ra các thông tin giúp phân biệt giữa doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Khi thơng tin tài chính được xây dựng, dĩ nhiên các quyết định cho vay, góp vốn sẽ sáng suốt hơn.

Chính phủ cũng có thể tạo ra thơng tin để giúp các nhà đầu tư phân biệt giữa doanh nghiệp tốt và doanh nghiệp yếu kém, sau đó cung cấp miễn phí cho cơng chúng.

Đối với hoạt động giải ngân, thành lập trung tâm thống kê tín nhiệm khách hàng. Thống kê này càng đầy đủ, chi tiết thì nó càng là cơ sở để hạn chế rủi ro trong các hoạt động vay nợ.

1.11 Quản lý Trung gian tài chính 1.4.9 Mâu thuẫn lợi ích 1.4.9 Mâu thuẫn lợi ích

1.4.9.1Mâu thuẫn lợi ích là gì?

Mặc dù với sự tồn tại “tiết kiệm theo quy mơ” có thể đem lại lợi ích cho các định chế tài chính, nó đồng thời cũng làm xuất hiện những chi phí tiềm tàng gọi là sự mâu thuẫn về lợi ích. Đây là một dạng rủi ro đạo đức xuất hiện khi một cá nhân hoặc một tổ chức có nhiều mục tiêu lợi ích mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn lợi ích đặc biệt có khả năng xảy ra khi một định chế tài chính cung cấp nhiều dịch vụ cùng lúc. Lợi ích tiềm tàng của những dịch vụ này có thể dẫn đến việc một cá nhân hoặc tổ chức che giấu thông tin hoặc phát tán thơng tin khơng chính xác.

Mâu thuẫn lợi ích là một vấn đề quan trọng vì một sự suy giảm chất lượng thơng tin trong thị trường tài chính sẽ làm gia tăng tình trạng bất cân xứng thơng tin và ngăn cản thị trường tài chính cung cấp vốn vào những khoản đầu tư có lợi, từ đó dẫn đến việc thị trường tài chính và nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học Tài chính - Tiền tệ: Thông tin bất cân xứng & cấu trúc tài chính (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)