D. Tài liệu tham khảo
3. Cơ cấu xã hội –giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘ
NGHĨA XÃ HỘI
A. Mục tiêu
Về kiến thức: sinh viên nắm được quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn
đề dân tộc, tôn giáo; mối quan hệ dân tộc và tơn giáo và nội dung chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Về kỹ năng: sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy và năng lực vận dụng những nội dung
đã học để phân tích, giải thích những vấn đề trong thực tiễn một cách khách quan và có cơ sở khoa học.
Về tư tưởng: sinh viên thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết
vấn đề dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
B. NỘI DUNG
1. Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trước khi dân tộc xuất hiện, lồi người đã trải qua những hình thức cộng đờng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc.
Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến. Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín m̀i và một cộng đờng kinh tế tuy đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung cịn kém phát triển và ở trạng thái phân tán.
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa sau:
Thứ nhất, Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đờng chính trị - xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế - Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt
- Có sự quản lý của một nhà nước, nhà nước - dân tộc độc lập - Có ngơn ngữ chung của quốc gia
- Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc.
Thứ hai, Dân tộc – tộc người (ethnies) có 3 đặc trưng cơ bản sau - Cộng đồng về ngôn ngữ
- Cộng đờng về văn hóa - Ý thức tự giác tộc người
Trong một quốc gia có nhiều tộc người, căn cứ vào số lượng của mỗi cộng đồng, người ta phân thành tộc người đa số và tộc người thiểu số.
Như vậy, khái niệm dân tộc cần phải được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Thực chất, hai vấn đề này tuy khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau và không thể tách rời.
Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành các cộng đồng dân tộc độc lập.
Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gờm nhiều cộng đờng dân cư có ng̀n gốc tộc người khác nhau. Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đờng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc lập. Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đờng độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển.(ví dụ: Việt Nam thời kỳ bị đô hộ, các nước Châu Mỹ đầu thế kỉ XXI)
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hợp lại với nhau.
Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và cơng nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hố trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. (Ví dụ: Mỹ)
Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng này diễn ra với những biểu hiện rất đa dạng và phong phú.
Ngày nay, xu hướng xích lại gần nhau thể hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lợi ích chung về kinh tế, về chính trị, về văn hóa, qn sự…để hình thành hình thức liên minh đa dạng, liên minh khu vực: ASEAN, EU…
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã khái quát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng cộng sản.
Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hồn tồn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc (chứ khơng phải vì mưu đờ và lợi ích của một nhóm người nào) và cũng bao gờm quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngồi, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.
Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp đỡ các thế lực phản động dân tộc chủ nghĩa, đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba, Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của các đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó bảo đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
Đồn kết, liên hiệp cơng nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đồn kết giai cấp cơng nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
Cương lĩnh dân tộc của đảng cộng sản là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.