DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN A Mục tiêu

Một phần của tài liệu Bài giảng: Chủ nghĩa xã hội khoa học - GV. Hoàng Thị Kim Liên (Trang 26 - 29)

D. Tài liệu tham khảo

DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN A Mục tiêu

A. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sinh viên nắm được bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước

2. Về kỹ năng: Sinh viên có khả năng vận dụng lý luận về dân chủ XHCN và nhà nước

XHCN vào việc phân tích những vấn đề thực tiễn liên quan, trước hết là công việc, nhiệm vụ cá nhân.

3. Về tư tưởng: Sinh viên khẳng định bản chất tiến bộ của nền dân chủ XHCN và nhà

nước XHCN, có thái độ phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận tính chất tiến bộ của nền nền dân chủ XHCN, nhà nước XHCN nói chung , ở Việt Nam nói riêng.

B. Nội dung

1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1.Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.1.Quan niệm về dân chủ

Nguyên nghĩa (Demokratia): DEMOS KRATOS = quyền lực (chính trị) của nhân dân, thuộc về nhân dân.

Lịch sử đã từng có dân chủ chủ nơ, dân chủ tư sản. Sau thắng lợi của cách mạng XHCN (mở đầu là cách mạng tháng 10 Nga 1917) nền dân chủ XHCN được hình thành. Trong chủ nghĩa cộng sản, dân chủ sẽ mất đi khi nhà nước tiêu vong.

V.I.Lênin: Con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ là "Từ chuyên chế

đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến khơng cịn dân chủ nữa" 12

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ có nghĩa là quyền lực XH thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (nói cách khác: dân chủ là hình thức tổ chức nhà nước mà đặc trưng cơ bản là thừa nhận quyền lực chính trị của nhân dân, quyền tự do bình đẳng của công dân, thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số). Với cách hiểu đó dân chủ có một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân

dân là chủ nhân của nhà nước.

Thứ 2, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình

thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.

Thứ 3, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc –

nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nên nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.

Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng nhấn mạnh, với tư cách là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay một hình thái nhà nước, dân chủ là một phạm trù lịch sử. Còn xét dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn.

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ, Chủ tịch Hờ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng: 1. Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung, người khẳng định: dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. Người nói: nước ta là nước dân chủ,

địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”13. 2. Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế

độ xã hội. Người khẳng định: “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức nhân dân là người chủ, mà

Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”14.

Đảng cộng sản Việt Nam kế thừa những quan điểm dân chủ nêu trên đã xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong đổi mới Đảng ta nhấn mạnh “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”15, hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới Đảng tiếp tục nhấn mạnh “toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn đổi mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”16

Tóm lại, từ những cách tiếp cận đã phân tích trên, dân chủ có thể hiểu là: Dân chủ là

một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn liền với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.

1.1.2. Sự ra đời, phát triển của dân chủ

Trong chế độ cộng sản nguyên thủy chưa có sự khác biệt về giai cấp nên khơng có chế độ dân chủ đúng nghĩa mà chỉ có hình thức dân chủ đầu tiên tờn tại cuối ngun thủy đó là: "Dân chủ quân sự", "Dân chủ nguyên thủy". Trong các đại hội nhân dân mọi người được phát biểu suy nghĩ và biểu quyết về những vấn đề quan trọng của thị tộc như bầu ra thủ lĩnh quân sự của họ. Và trong mối quan hệ ấy là: quyền lực của nhân dân, cái vốn có và thiêng liêng bất khả xâm phạm, quyền lực mà mỗi người đều phục tùng một cách tự nguyện và tự nhiên trong tư tưởng, hành động của mình.

Khi LLSX phát triển, chế độ tư hữu ra đời và có sự phân chia giai cấp, nền dân chủ nguyên thủy tan rã thay vào đó là dân chủ chủ nơ, quyền dân chủ - quyền lực thuộc giai cấp chủ nô. Quyền lực của đại bộ phận trở thành quyền lực của một nhóm người- Một giai

cấp.

Sự tan rã của chiếm hữu nô lệ đã dẫn tới sự thay thế nền dân chủ chủ nô bằng nền chuyên chế phong kiến độc quyền, toàn bộ quyền lực thuộc về một người - Vua - Người có quyền lực tối cao, cịn thần dân chỉ có "cái quyền" phục tùng, do vậy nhà nước phong kiến không phải là nhà nước dân chủ. Chế độ phong kiến không phải là chế độ dân chủ như nhu cầu mong đợi của người dân.

13 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. CTQG, H.1996, tập 6, tr.51514 Hờ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. CTQG, H.1996, tập 7, tr.499 14 Hờ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. CTQG, H.1996, tập 7, tr.499

15 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H.2005, tr.2816 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H.2005, tr.327 16 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H.2005, tr.327

Từ cuối thế kỷ XV, ở Châu Âu chế độ phong kiến suy tàn, trong lòng chế độ ấy một phương thức sản xuất mới ra đời, phương thức sản xuất TBCN. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển của tư tưởng văn hóa, chính trị mà đỉnh cao của sự phát triển ấy là cuộc cách mạng tư sản.

Từ cuối thế kỷ XVI - XIX. Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đưa đến sự ra đời một chế độ dân chủ mới: "Chế độ dân chủ tư sản". Sau nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển nền dân chủ tư sản đạt tới trình độ mới và những thành quả to lớn trong việc xây dựng nền dân chủ. Song nền dân chủ ấy không phải là nền dân chủ chung, dân chủ cho mọi người mà dân chủ chỉ có một bộ phận người vì:

Thứ nhất: ở tất cả các nước TBCN quyền lực chính trị vẫn thuộc về giai cấp tư sản: bộ

máy nhà nước, hệ thống pháp luật, hệ thống tổ chức chỉ bảo đảm lợi ích quyền lợi của giai cấp tư sản.

Thứ hai: đại bộ phận tư liệu sản xuất vẫn thuộc về GCTS. GCTS và CNTB có quyền

sở hữu tất cả trí tuệ, phát minh, sáng chế của lồi người. Nền dân chủ tư sản vẫn dựa trên chế độ tư hữu TLSX, vẫn cịn chế độ bóc lột người, dân tộc này bóc lột dân tộc khác. Nó vẫn là dân chủ của thiểu số, là GCTS. Nền dân chủ ấy vẫn bị cắt xén, dân chủ trí thức, dân chủ giả hiệu và không triệt để.

Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN là thực hiện quyền lực của nhân dân – tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.

Như vậy, với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử nhân loại, cho đến nay có ba nền dân chủ: Nền dân chủ chủ nô; nền dân chủ tư sản; nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Chủ nghĩa xã hội khoa học - GV. Hoàng Thị Kim Liên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)