Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (Trang 25)

1.2.4Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Danh mục hàng hóa tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng

Danh mục hàng hóa: sự đa dạng các sản phẩm dành cho các loại xe khác nhau, xuất xứ, bao bì đóng gói.

H2: Chính sách thanh tốn và bảo hành tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng

Chính sách thanh tốn và bảo hành: do lốp xe ơ tơ nhập khẩu có giá thành cao, giá bán trên thị trường cũng cao nên khách hàng thường nợ và thời gian trả tiền cũng được giãn ra, do đó chính sách cơng ty bao gồm các qui định về thời gian trả nợ, hạn mức tín dụng của khách hàng; đồng thời cũng đề cập đến chính sách đổi trả hàng.

H3: Giá cả tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng

Giá cả: giá cả ở đây mang tính tiền tệ và phi tiền tệ, là sự so sánh về chi phí bỏ ra trong mối tương quan so sánh với các nhãn hiệu lốp xe khác trên thị trường.

H4: Phân phối tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng

Phân phối: đề cập tới mạng lưới các đại lý và showroom và hệ thống bảo hành bảo trì

H5: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách

hàng

Chăm sóc khách hàng: đề cập đến mối quan hệ giữa người bán và người mua trước, trong và sau khi hoạt động bán hàng diễn ra

H6: Độ bền và độ an toàn tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng

Độ bền và độ an toàn: đề cập đến các tính chất, yêu cầu, đặc điểm cần thiết sản phẩm phải đáp ứng được, nhất là trong điều kiện hạ tầng giao thông của Việt Nam

H7: Danh tiếng tác động cùng chiều với giá trị cảm nhận của khách hàng

Danh tiếng: vị thế của công ty trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Danh tiếng cịn thể hiện qua sức mạnh tài chính của cơng ty.

Tóm tắt chương 1:

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về giá trị cảm nhận dựa trên các cơng trình nghiên cứu về giá trị cảm nhận trên thế giới, nhất là mơ hình của Petrick (2002), Sheth và cộng sự (1991), các kết quả nghiên cứu của công ty Frost và Sullivan và tình hình thực tế thị trường Việt Nam, tác giả đã phát triển mơ hình nghiên cứu bao gồm bảy nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận, bao gồm: Danh mục hàng hóa, Chăm sóc khách hàng, Giá cả, Phân phối, Chính sách thanh tốn và bảo hành, Độ bền và độ an toàn, Danh tiếng.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LỐP Ô TÔ NHẬP KHẨU VÀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI THỊNH NAM

2.1TỔNG QUÁT VỀ LỐP XE Ô TÔ VÀ THỊ TRƯỜNG LỐP XE Ô TÔ NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1.1Những lý thuyết căn bản về lốp xe ô tô:

2.1.1.1Định nghĩa

Theo định nghĩa của hãng lốp xe ơ tơ nổi tiếng Maxxis thì lốp xe là một khối cao su hình trịn màu đen rỗng ở giữa, được đặt vào xe để xe có thể chạy và chở hàng hóa từ điểm này đến điểm khác. Lốp phải dễ lái, phanh và cua. Nó phải mang đến cảm giác an toàn và thoải mái khi chạy xe. Đồng thời nó phải bền.

Lốp là thành phần rất quan trọng của ôtô bởi nó tiếp xúc với mặt đường, giúp truyền động lực, điều khiển và chi phối tồn bộ q trình hoạt động. Lốp cịn có chức năng nâng đỡ tồn bộ trọng lượng và làm giảm xung động do mặt đường tác động lên ơtơ.

2.1.1.2Cấu tạo của lốp xe:

Lốp xe ơtơ có thể chia thành các phần chính gồm: tanh, vải bố, bố lốp, hoa lốp và thành lốp.

Tanh là lõi thép có độ bền kéo cao bọc cao su để tạo độ bền cần thiết cho lốp khi lắp và giúp lốp kết nối chắc chắn vào vành bánh xe.

Thân lốp được làm từ nhiều lớp vải khác nhau còn gọi là vải bố.Thơng thường, đây là loại vải sợi polyester.Vải bố có thể chia làm hai loại. Ở loại lốp bố tròn, sợi vải chạy vng góc với talơng lốp xe, cịn loại lốp bố chéo cổ hơn có sợi vải chạy cắt chéo talông lốp. Các lớp vải bố được tráng cao su để kết dính với các thành phần khác cũng như tránh cho khơng khí thẩm thấu.So với lốp bố chéo, lốp bố trịn ít biến dạng bề mặt ngồi hơn, do vậy, tính năng bám đường và quay tốt hơn.Tuy nhiên, do độ cứng cao của nó nên khả năng giảm các chấn động từ mặt đường kém hơn lốp bố chéo.Độ bền của lốp thường được xác định qua số lớp vải bố. Thông thường, lốp xe gồm hai lớp vải bố so với lốp của các máy bay chở khách lớn có tới 30 lớp vải bố. Một số loại lốp dành cho xe chạy với tốc độ cao thường có thêm 1 hoặc hai lớp vải bố giúp cho lốp trở nên bền chắc hơn. Lốp bố

trịn đai thép có thêm các đai làm bằng thép được sử dụng để tăng độ chắc chắn cho phần bố nằm trong talông. Những chiếc đai này giúp lốp không bị xuyên thủng, đồng thời, ổn định mặt phẳng lốp để tạo tiếp xúc tối đa với mặt đường.

2.1.1.3 Phân loại lốp xe

Lốp xe được phân loại theo nhiều tiêu chí tùy thuộc vào tính năng sử dụng của xe (xe tải, xe khách, xe du lịch, xe đua…), theo kích thước tiết diện lốp (theo tỷ số của chiều cao tiết diện lốp (H) so với chiều rộng của mặt cắt (B) tức tỷ số H/B (%) và các tiêu chí khác:

Phân theo tiết diện lốp: lốp ô tô được phân thành các loại mang ký hiệu sau: 30,

40, 50, 60, 70 và 80. Các loại lốp thuộc chuỗi dưới 60 là “lốp lùn” thường dùng cho xe du lịch. Các chuỗi trên 60 là “ lốp cao” dùng cho xe khách và xe tải.

Phân loại theo chất liệu: lốp bố thép (còn gọi là lốp Radial) và bố nylon (lốp Bias)

Lốp bố thép (Radial): thân lốp được cấu tạo từ một lớp lưới thép có cao su bao bọc xung quanh và tạo hình, có sức mạnh lớn, lực cản lăn thấp, tác động và khả năng chống mài mịn, an tồn và hiệu suất sử dụng cao. Thiếu sót của nó là quá dai và khó bảo dưỡng. Thường thì lốp Radian rất hiếm khi bị lỗi sản xuất.

Bố nylon (Bias): thân lốp được cấu tạo từ các lớp sợi bố (cịn gọi là sợi mành) có hướng chéo nhau. Lốp bố nylon có độ bền hơn, chịu tác động, đàn hồi, mật độ thấp, dễ làm mới và ít hút nước, nhưng nhược điểm của nó là lan nhiệt rộng và dễ dàng bị biến dạng. Vào mùa đơng, nếu xe đậu bên ngồi trong một thời gian dài, sẽ bị hiện tượng xẹp phẳng lốp.

Phân loại theo chức năng

Lốp PCR (Passenger Car Radial): lốp dành cho xe khách dưới 16 chỗ

Lốp TBR (Truck and Bus Radial): lốp dành cho xe tải và xe bus

Lốp OTR (Off-the-road Radial): lốp dành cho xe chuyên dụng, xe khai thác mỏ, máy kéo, máy xúc…

2.1.2Tổng quan thị trường lốp xe ô tô Việt Nam giai đoạn 2009-2012

2.1.2.1Nhu cầu về lốp ô tô của thị trường Việt Nam giai đoạn 2009-2012

Theo Cục đăng kiểm Việt Nam thì tính đến giữa năm 2012, số lượng ơ tơ đang lưu hành ở Việt Nam đạt gần 1.300.000 chiếc, và trong các năm gần đây, lượng ô tô tăng dần mỗi năm khoảng hơn 1.100.000 chiếc. Nhu cầu thay mới lốp ô tô chiếm tỉ trọng cao trong nhu cầu sử dụng lốp.

Hiện nay, lượng lốp Bias chiếm khoảng 60% thị phần lốp tiêu thụ trên thị trường, đa số dùng cho các loại xe tải, xe cơ giới, xe chở khách ở những cung đường ngắn và đường dài, các loại xe chuyên dùng như container, bê tơng, xe bồn… cịn khoảng 30% lượng lốp tiêu thụ cịn lại là lốp Radial, chủ yếu dùng cho các loại xe du lịch, taxi, xe chở khách cung đường dài… Trong khi ở các quốc gia phát triển thì thị phần lớn lại rơi vào nhóm lốp Radial.

Nguyên nhân của việc này là do đặc điểm khách hàng Việt Nam và cơ sở hạ tầng giao thơng. Mức phí vận chuyển trên một đơn vị hàng hóa ở Việt Nam cịn thấp nên đa số xe tải, xe cơ giới, xe container... đều chở quá khổ quá tải, khi đó lốp xe phải chịu tải trọng hơn mức cho phép trong khi lốp Radial không thể tải vượt mức nhiều như lốp Bias. Thứ hai, đặc thù cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ và chất lượng chưa thật sự tốt nên mức hao mòn lốp rất lớn, giá tiền lốp Radial đắt hơn lốp Bias. Cuối cùng, việc bảo trì bảo dưỡng lốp Radial rất khó khăn, địi hỏi trung tâm bảo trì phải đủ có đủ phụ tùng máy móc mới có thể kiểm định và bảo dưỡng được, nên số lượng trung tâm bảo trì rất ít, khơng đáp ứng được u cầu tiện lợi, nhanh chóng cho các hãng vận tải.

Tuy nhiên, tình hình sử dụng lốp Radial ở các hãng xe du lịch, xe tải nhẹ, taxi và xe chạy đường ngắn lại rất khả quan vì loại lốp này phù hợp nhu cầu sử dụng và cho phép xe chạy thêm một đoạn ngắn sau khi bị hư hỏng.

Bảng 2.1: Số lượng lốp ô tô nhập khẩu ở thị trường Việt NamĐơn vị tính: cái (lốp) Đơn vị tính: cái (lốp) Nguồn nhập 2009 2010 % chênh lệch 2009- 2010 2011 % chênh lệch 2010- 2011 2012 % chênh lệch 2011- 2012 Trung Quốc 2.379.165 2.758.133 13,74% 3.318.653 16,89% 4.076.469 18,59% Ấn Độ 335.360 326.321 -2,77% 317.032 -2,93% 306.696 -3,37% Các nước ASEAN 1.718.429 1.841.437 6,68% 2.018.677 8,78% 2.225.664 9,30% Châu Âu và Mỹ 30.951 31.573 1,97% 31.930 1,12% 32.328 1,23% Nhật Bản 209.087 212.013 1,38% 214.588 1,20% 218.967 2,00% Khác 263.064 265.026 0,74% 266.518 0,56% 267.696 0,44% Tổng cộng 4.936.057 5.434.502 6.167.398 7.127.820

Nguồn: Tổng cục Hải Quan năm 2013

Theo số liệu cung cấp của Tổng cục Hải Quan thì trong những năm gần đây, sản lượng lốp ô tô xuất khẩu vào Việt Nam đến từ một số quốc gia chủ yếu như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, Nhật Bản, một số ít từ Mỹ và châu Âu, một số nước khác trên thế giới. Trong đó, quốc gia trong khối ASEAN đang xuất lốp nhiều nhất vào Việt Nam là Thái Lan.

Nhìn tổng thể, sản lượng nhập tăng lên qua từng năm và cơ cấu thị trường nhập khẩu cũng không thay đổi nhiều, riêng chỉ có sản lượng nhập từ Ấn Độ bị giảm đi.

8,000,000 7,000,000 6,000,000

Khác Nhật Bản

Châu Âu và Mỹ Các nước ASEAN Ấn Độ Trung Quốc 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - 2009 2010 2011 2012

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu lốp ô tô

Sản lượng nhập khẩu lốp ô tô tăng nhanh dần trong khoảng thời gian từ 2009-2012. Năm 2009, tổng số lượng ô tô nhập khẩu tăng 10,10% so với năm 2009, trong đó lượng nhập từ Trung Quốc chiếm đến gần một nửa sản lượng toàn thị trường (48,2%). Đứng thứ hai là số lượng nhập từ Thái Lan và các nước khác trong khối ASEAN, chiếm 34,81% trên tổng số. Nguyên nhân của lượng nhập khẩu lớn từ các thị trường này là do các quốc gia ASEAN khi xuấtkhẩu lốp ô tô vào Việt Nam được hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi chỉ 5%. Mặt khác, tại Trung Quốc mọc lên các nhà máy sản xuất lốp xe ô tô khổng lồ trong những năm gần đây nên tạo ra nguồn lốp ô tô rất lớn, giá tiền lại rẻ, liên tục đẩy mạnh xuất vàotất cả các thị trường trên thế giới. Thuế suất đối với lốp xe nhập từ Trung Quốc khoảng 25% - 28%.

Nhóm xuất khẩu lốp ơ tơ vào Việt Nam nhiều thứ hai là Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên, diễn biến nhập khẩu từ hai thị trường này hoàn toàn đối ngược nhau, trong khi lượng nhập từ Nhật Bản tăng nhẹ qua các năm thì lượng nhập từ Ấn Độ lại giảm nhẹ. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về giá và nguồn hàng nên các doanh nghiệp nhập khẩu đã ưu tiên lựa chọn nhập hàng từ Trung Quốc và ASEAN, giảm nhập từ Ấn Độ. Mặt khác, thông qua nguồn vốn FDI và ODA, lượng lốp của Nhật Bản cũng chủ yếu xuất vào

Việt Nam thông qua con đường ODA. Thuế nhập khẩu cho hai quốc gia Ấn Độ và Nhật Bản bằng với của Trung Quốc là 25%.

Một điểm đáng lưu ý là lượng lốp nhập khẩu thơng qua con đường chính ngạch chiếm gần 50% nhu cầu lốp của thị trường Việt Nam và 100% thị trường lốp Radial cho xe tải và xe khách đường dài, xe du lịch đều là lốp nhập khẩu.

2.1.2.3Các nhãn hiệu lốp ơ tơ hiện có tại Việt Nam

Hiện nay tại thị trường Việt Nam có rất nhiều nhãn hiệu lốp ô tô cả hàng nội và hàng ngoại. Về hàng nội, các doanh nghiệp trong nước vẫn đẩy mạnh cung cấp sản phẩm lốp ơ tơ, thậm chí cơng ty cao su Đà Nẵng DRC vừa khánh thành nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial công suất 600.000 lốp xe/năm vào ngày 29 tháng 6 năm 2013 cho thấy quyết tâm mở rộng thị phần của doanh nghiệp Việt. Còn về hàng ngoại, sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp ngoại xuất khẩu lốp mạnh hơn và thậm chí cịn tự mình phân phối tại thị trường Việt Nam chứ không thông qua bất kỳ công ty nhập khẩu nào (đơn cử như trường hợp của Michelin, Bridgestone, Dunlop…).

Do việc xuất khẩu ồ ạt của các hãng lốp xe, thị trường Việt Nam hiện đang bị bão hòa nhãn hiệu. Đặc biệt, hàng loạt nhãn hiệu lốp xe Trung Quốc với đầy đủ chủng loại sản phẩm, nhiều mức giá khác nhau khiến cho người sử dụng lốp bị lúng túng không biết lựa chọn nhãn hiệu lốp nào. Lốp Trung Quốc tuy rẻ, nhưng chất lượng khơng ổn định gây ra sự hồi nghi, thất vọng cho khơng ít khách hàng.

Hiện tại các công ty phân phối lốp thường bán nhiều nhãn hiệu song song để đa dạng danh mục sản phẩm cho khách hàng, nhưng không quảng cáo, PR nhiều mà chủ yếu dựa vào mối quan hệ kinh doanh lâu năm và mối quan hệ cá nhân.

Nhãn hiệu nội địa: gồm có các cơng ty chun sản xuất và kinh doanh mặt hàng lốp xe ô tô như SRC, DRC, CASUMINA.

Nhãn hiệu ngoại: có rất nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới đã tham gia và thị trường Việt Nam như Bridgestone, Michelin, Goodyear, Aeolus, Infinity, Gtradial, TOYO, Riverland, Double Coin, Goldtone, Boto, Birla, Siam, Hihero …

- Phân khúc cao cấp: Bridgestone, Michelin, Siam, Yokohama, Goodyear, Birla… – đây là các dòng sản phẩm cao cấp và có thương hiệu lâu năm trên thị trường lốp, có đặc điểm êm, bền, giá tiền cao.

- Phân khúc trung cấp: gồm các nhãn hiệu Yinyu, Hihero, Double Coin, GT… với mức giá tương đối rẻ hơn phân khúc cao cấp, chất lượng cũng tương đương với nhóm phân khúc cao cấp.

- Phân khúc thấp cấp: Toyo, Boto, Goldstone, đa số các nhãn hiệu lốp của Trung Quốc – đặc điểm của nhóm này là giá rẻ hơn nhiều so với hai phân khúc trên, nhưng độ bền kém, độ mài mòn cao.

2.1.2.4Đặc điểm đối tượng khách hàng Việt Nam:

Đối tượng khách hàng của các công ty nhập khẩu lốp hướng đến bao gồm công ty dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách; các doanh nghiệp và cá nhân có sử dụng xe bt, xe tải, xe du lịch; đồng thời cịn có các đại lý phân phối lốp ô tô.

Đối tượng đại lý: không phải là người tiêu dùng cuối cùng, nhưng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường lốp ơ tơ vì chính mạng lưới các đại lý mang chiếc lốp đi khắp các tỉnh thành cả nước, tăng tính sẵn có, kịp thời và nhanh chóng cho các chủ xe. Một đại lý có thể bán nhiều nhãn hiệu lốp xe cạnh tranh nhau, mức độ ưu tiên tùy thuộc vào tỷ lệ chiết khấu và chính sách thanh tốn chậm do nhà nhập khẩu đưa ra.

Đối tượng các cơng ty vận tải hàng hóa và hành khách: các cơng ty thường xuyên bảo dưỡng và thay mới lốp xe để đảm bảo an tồn cho hàng hóa và hành khách cũng như tránh tổn thất tài sản của mình. Đối với khách hàng này, cơng ty nhập khẩu bán thẳng số lượng nhiều, lượng mua ổn định và thu được nhiều lợi nhuận hơn là khách hàng đại lý. Tuy nhiên đối với khách hàng này, giá cả và kỳ hạn trả chậm cũng được chú ý rất nhiều.

Một phần của tài liệu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w