6.1 Cấu trúc sở hữu và kiệt quệ tài chính

Một phần của tài liệu Dự đoán xác suất kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 31 - 32)

Một đặc điểm riêng biệt trong nền kinh tế của các thị trường mới nổi là vai trò đặc biệt của các DNNN. Các DNNN thường thiết lập năng lực cạnh tranh thông qua sức mạnh độc quyền trên trị trường và sự ưu đãi thuế (Dinc 2005). Thêm vào đó, các nghiên cứu hiện tại đã chứng minh rằng các DNNN cũng được giúp sức bởi các dàn xếp tài trợ ưu đãi: các DN này có nhiều hơn hẳn khả năng nhận được các khoản vay so với các đối thủ cạnh tranh tư nhân và ìt phụ thuộc vào các cưỡng chế thanh lý tạo ra bởi các hợp đồng vay nợ, thường xuyên được giúp đỡ bởi các ngân hàng thương mại quốc doanh (Sapienza 2004). Chình những chình sách ưu đãi nêu trên của nhà nước đã tạo ra sự ỷ lại của DNNN vào nhà nước. Điều này dẫn đến những trục trặc của việc cho vay mềm và lỏng lẻo trong việc theo dõi. Các DNNN có khuynh hướng ìt thận trọng trong việc đề ra các kế hoạch và các chiến lược tài trợ DN của họ, và nhiều khả năng bị phá sản khi kiệt quệ tài chình. Hậu quả của kiệt quệ tài chình tạo ra các áp lực khác nhau lên các người điều hành tại các DNNN, so với những người điều hành công ty tư nhân.

Bên cạnh hiện tượng cho vay mềm, các DNNN cũng khác với các DN tư nhân bởi cơ chế giám sát yếu và các động lực quản trị bị chi phối đa chiều. Mặc dù nhiều DN quốc doanh đã trải qua các cuộc cải cách theo hướng thị trường và cổ phần hóa, nhưng nhiều người điều hành và ban giám đốc của các DNNN vẫn chịu sự chi phối của chình phủ. Các khoản lương trả cho những người điều hành DNNN thí giống lương của các viên chức chình phủ hơn là giống lương của những người điều hành các DN tư nhân. Thực tế vẫn có một vài cách lựa chọn, như chương trính ESOPs

(ESOPs=Employee share ownership plans = kế hoạch sở hữu cổ phần của nhân viên) hay các hính thức khuyến khìch khác dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, kết quả thu được còn rất khiêm tốn. Sự thiếu vắng các cơ chế khuyến khìch đã làm cho những người điều hành các DNNN khơng có được động lực như những người điều hành DN tư nhân và do đó, ìt quan tâm hơn đến kết quả kinh doanh của DN. Thêm vào đó, những người điều hành các DNNN này thường được đánh giá dựa vào một số tiêu chì khác hơn là chỉ dựa vào kết quả hoạt động đơn thuần, như là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương và lao động địa phương, điều này làm họ sao lãng việc tập trung vào mục tiêu tối đa lợi ìch của cổ đơng. Mặt khác, những người điều hành các DNNN thường có nhiều quyền lực và ìt phụ thuộc vào sự giám sát của ban giám đốc. Kết quả là, có thể nói rằng các DN tư nhân, đối tượng bị chi phối nhiều bởi cơ chế có khuynh hướng thị trường, phản ứng một cách nhanh nhạy hơn đối với khánh kiệt tài chình (được phản ánh bởi kết quả kinh doanh tốt hơn một cách tương đối), và điều chỉnh một cách hiệu quả hơn chiến lược của họ để thanh toán được các khoản nợ (được phản ánh bởi cấu trúc vốn thận trọng hơn và các quyết định tài trợ có trách nhiệm hơn) và có nhiều khả năng thoát khỏi phá sản hơn.

Một phần của tài liệu Dự đoán xác suất kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w