Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C
2.1. Tổng quan về thương mại điện tử
2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
“Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay cơng trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.
Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thơng, đặc biệt là máy tính và Internet.
Theo nghĩa rộng về thương mại điện tử một số tổ chức khái niệm như sau: - EU: Gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hố hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hố vơ hình).
- OECD: Gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đó được số hố thơng qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thơng với mạng mở (như AOL).
- UNCTAD:“Là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh tốn thơng qua các phương tiện điện tử”
Khái niệm này đã đề cập đến tồn bộ hoạt động kinh doanh, chứ khơng chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet) S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng) D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P – Payment (Thanh tốn qua mạng hoặc thơng qua bên trung gian như ngân hàng)
15
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh tốn thì được coi là tham gia thương mại điện tử.”[1/2]
(Nguồn: Ths Mai Hoàng Thịnh (2019), Tài liệu học tập thương mại điện tử, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
2.1.2. Đặc điểm, phân loại của thương mại điện tử:
2.1.2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử:
“Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thơng, thiết bị mạng.
- Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng tồn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng Internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào.
- Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp tồn cầu khơng phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.
- Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp
16
dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thơng tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
- Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24/24 giờ liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thơng và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này.”[1/5]
(Nguồn: Ths Mai Hoàng Thịnh (2019), Tài liệu học tập thương mại điện tử, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
2.1.2.2. Phân loại thương mại điện tử:
“Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại như:
+ Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây), thương mại điện tử 3G.
+ Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khốn điện tử.
+ Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác
+ Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thể chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E).
Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mơ hình thương mại điện tử khác nhau. Dưới đây là một số mơ hình thương mại điện tử phố biến nhất hiện nay:
Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh tốn và nhận hàng. Mơ hình B2C chủ yếu là mơ hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do khơng cần phịng trưng bày hay th người giới thiệu bán hàng, chi phí quản
17
lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì khơng phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng giao dịch theo mơ hình thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay, chiếm khoảng 5%. Trong tương lai thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ cịn phát triển nhanh hơn nữa. Mơ hình thương mại điện tử B2C cịn được gọi dưới cái tên khác đó là bán hàng trực tuyến (e-tailing)
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thơng tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch thương mại điện tử B2B cịn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử hiện nay.
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)
Trong mơ hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trị như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thơng tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ,…
Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Đây là mơ hình thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham
18
gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động thương mại điện tử. Ebay.com là một ví dụ thành cơng nhất trên thế giới cho mơ hình thương mại điện tử C2C.
Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)
Mơ hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,...”[1/5]
(Nguồn: Ths Mai Hoàng Thịnh (2019), Tài liệu học tập thương mại điện tử, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp)
Ở mục này, tôi đã nêu tổng quát về thương mại điện tử. Tuy nhiên, đầu năm 2020 công ty chỉ hoạt động thương mại điện tử B2C với sàn giao dịch điện tử Shopee nên tôi sẽ làm rõ cơ sở lý luận về thương mại điện tử B2C ở mục tiếp theo.
2.2. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử B2C (Doanh nghiệp & người tiêu dùng): dùng):
2.2.1. Khái niệm thương mại điện tử B2C:
“Thương mại điện tử B2C hay Business-To-Consumer là mơ hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân, điển hình là việc doanh nghiệp thơng qua website bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Có thể định nghĩa TMĐT B2C một cách đầy đủ là việc trao đổi giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá, dịch vụ và tri thức biểu hiện (explicit knowledge) về hàng hoá, dịch vụ (hoặc các thông tin về người tiêu dùng) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng; đổi lại sẽ thu được một khoản tiền thanh toán hoặc khả năng thu một khoản tiền tương ứng. [2/136]
(Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Việt Khơi (2019), Giáo trình thương mại điện tử từ lý thuyết đến ứng dụng, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội)
19
2.2.2. Các sản phẩm phổ biến trong B2C
Thị trường thương mại điện tử bán lẻ được kỳ vọng sẽ cho ra đời những lựa chọn thông minh và những dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Bảng 2.1. Những sản phẩm bán chạy trên Internet
Phân loại Đặc điểm
Du lịch Expedia, Orbit và Travelocity là những đại diện chính trong lĩnh vực này. các đại lý du lịch trực tuyến thường có những cái dịch vụ hấp dẫn bao gồm đặt vé du lịch, đặt phòng khách sạn, thuê xe riêng và các gói du lịch theo nhu cầu.
Phần cứng và phần mềm máy tính
Hãng máy tính Dell và Gateway là những nhà bán lẻ trực tuyến về phần cứng và phần mềm máy tính. Phần cứng và phần mềm là bản chiếm thị phần lớn nhất trong số các sản phẩm bán lẻ trực tuyến .
Hàng điện tử Hàng điện tử bao gồm máy ảnh, máy in, máy scan và các thiết bị không dây. Đây là Mạnh chiếm thị phần lớn thứ hai trong số các sản phẩm bán trực tuyến.
Văn phòng phẩm Doanh thu của B2C và B2B về đồ dùng văn phịng đang ngày càng tăng vì các cơng ty có xu hướng dùng Internet để đặt văn phòng phẩm
Thể thao Các sản phẩm thể thao ngày càng được tiêu thụ nhiều trên Internet. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn khi phải tính tốn chính xác doanh thu từ lĩnh vực này vì có rất ít các nhà bán lẻ trực tuyến hoàn toàn qua Internet
20 Sách và âm nhạc
(CD, DVD)
Amazon.com và Barnesandnoble.com là các nhà phân phối chính về sách trên Internet. Tuy nhiên, cũng có hàng trăm nhà phân phối xuất khác trên thị trường này.
Đồ chơi Doanh thu bán đồ chơi trực tuyến bị giảm nhanh chóng vì sự phát triển trở lại của đồ chơi giả, đặc biệt đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc
Sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp
Phần lớn các sản phẩm về sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp như vitamin, mỹ phẩm và nước hoa chủ yếu được phân phối trực tuyến qua các nhà bán lẻ và cửa hàng đại diện.
Giải trí Đây là thị trường đa dạng từ việc mua vé (Ticketmaster.com) đến các trị chơi trực tuyến. Hình thức này ngày càng phát triển và thu hút hàng triệu khách hàng trực tuyến trên toàn cầu.
Quần áo, giày dép Doanh thu của mảng sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự đa dạng về sản phẩm như áo sơ mi, quần bò, giày dép... Trang sức Doanh thu từ lĩnh vực trang sức này càng tăng bởi khách hàng được giảm giá hơn 40% so với mua trang sức từ các cửa hàng truyền thống
Ơ tơ Mặc dù doanh thu trong lĩnh vực ô tô trực tuyến mới bắt đầu tăng trong thời gian gần đây nhưng nó hứa hẹn sẽ là một thị trường phát triển trong tương lai
Dịch vụ Doanh thu trong các ngành dịch vụ du lịch, trao đổi cổ phiếu, ngân hàng điện tử, bất động sản và bảo hiểm ngày càng tăng cao, với sự tăng trưởng gấp đôi hàng năm.
21 Thức ăn và dược
phẩm
Nhờ có sự phát triển nhanh chóng của các phương thức vận chuyển mà doanh thu ngành công nghiệp thực phẩm đã gia tăng nhanh chóng. Ngồi ra, việc kê đơn thuốc trực tuyến cũng được xem là một hình thức tiết kiệm thời gian và tiền bạc, thậm chí các dược sĩ trực tuyến cịn có thể cung cấp thơng tin về thuốc một cách nhanh chóng cho người bệnh. Một số thư điện tử kết báo về việc thu hồi thuốc hoặc tác động liên quan đến thuốc được sử dụng rộng rãi
Dịch vụ chăm sóc thú cưng
Dịch vụ chăm sóc thú cưng là một ngành hoàn toàn mới trong danh sách các ngành bán chạy vì vật ni ngày càng trở nên thân thuộc đối với các gia đình. Dịch vụ cung cấp đồ chơi, phương pháp chăm sóc, thức ăn, trang sức phụ kiện cho vật nuôi ngày càng được chú trọng phát triển
Các ngành khác Rất nhiều các ngành khác như kê đơn thuốc, làm giày thủ công cũng rất phát triển trên Internet với sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.
(Nguồn: Mulpuru (2008)) [2/138] (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Việt Khơi (2019), Giáo trình thương mại điện tử từ lý thuyết đến ứng dụng, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội)
2.2.4. Các mơ hình thương mại điện tử B2C:
Mơ hình kinh doanh mơ phỏng q trình một tổ chức tạo ra lợi nhuận thơng qua hoạt động kinh doanh. Mơ hình kinh doanh cịn được hiểu là q trình phân tích khách hàng của doanh nghiệp, qua đó tìm ra chính sách phát triển, chính sách phân phối hàng hóa, dịch vụ để đạt được doanh thu và giá trị tăng cao. Mơ hình B2C được phân loại theo nhiều cách khác nhau, có thể dựa trên số lượng hàng hóa được bán ra, hoặc theo mức độ doanh thu theo vùng (toàn cầu với địa phương), hoặc theo mơ hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem xét và phân loại các mơ hình B2C trên cơ sở các kênh phân phối sản phẩm.