Dược liệu chứa glycosid

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU (Trang 29 - 33)

Bài 2 : KĨ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU

3.4. Dược liệu chứa glycosid

3.4.1. Khái niệm cơ bản về glycosid

Glycosid (heterosid) là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần không phải là đường R, gọi là aglycon hay genin, với một phần gồm một hay nhiều đường gọi là ose.

X = Oxy được gọi là O – Glycosid, X = Carbon có C – Glycosid.

X = Nitro có N – Glycosid X = Sulfur có S – Glycosid.

Ví dụ: Aloinosid có trong cây lô hội (Aloe vera L.), họ Lô hội (Asphodelaceae) vừa là một O-Glycosid, vừa là một C-Glycosid, phần aglycon (genin) có cấu trúc hóa học rất khác nhau, phần này quyết định tính chất, tác dụng và cơng dụng của mỗi glycosid.

ALOINOSID

Dựa vào cấu trúc của aglycon để phân biệt những nhóm glycosid khác nhau: Glycosid trợ tim, saponosid, anthraglycosid, flavonoid, tanoid…

R – X – H + HO – Đường R – X – Đường Ngưng tụ

Phần đường (ose) có thể là monosaccharid hay oligosaccharid, cũng có khi có 1,2 hay nhiều chuỗi đường gắn vào những vị trí khác nhau của aglycon, phần đường làm tăng độ tan trong nước của glycosid.

3.4.2. Glycosid trợ tim

3.4.2.1. Khái niệm chung về glycosid trợ tim

Glycosid trợ tim là những glycosid có phần aglycon cấu trúc steroid, có tác dụng đặc hiệu lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Ở liều cao gây nôn, chảy nước bọt, tiêu chảy, yếu cơ, loạn nhịp tim và có thể làm ngừng tim. Glycosid tim được xếp trong danh mục thuốc độc bảng A.

Cấu tạo hóa học chung của glycosid trợ tim gồm có: khung hydrocarbon, có cấu trúc steroid có 17 carbon, gắn với một vịng lacton 5 hay 6 cạnh vào vị trí C17 của

khung.

Phần đường ngoài các đường hexose và pentose thường gặp trong các glycosid như glucose, rhamnose v.v… còn thấy các đường 2,6-desoxy hexose đặc trưng của glycosid trợ tim như: Oleandrose, digitoxose…

Ví dụ: Oleandrin có trong lá cây trúc đào (Nerium oleander L.), học Trúc đào (Apocynaceae).

Oleandrin Oleandrose

3.4.2.2. Tính chất

Glycosid tim tan được trong cồn, nước nóng, ít tan trong dung mơi hữu cơ kém phân cực, tính tan của dạng aglycon thì ngược lại với tính tan của dạng glycosid.

Glycosid dễ bị thủy phân bởi acid hoặc enzym, với acid thì sự thủy phân xảy ra hồn tồn cho sản phẩm cuối cùng là aglycon. Tác nhân là enzym có sẵn trong cây có khả năng cắt bớt các phân tử đường ở cuối mạch cho các glycosid thứ cấp.

Tính chất của các glycosid tim thể hiện các phản ứng hóa học của khung steroid của vịng lacton và của đường 2,6 – desoxy (xem phần thực hành định tính glycosid

tim).

3.4.2.3. Một số dược liệu chứa glycosid trợ tim

1. Trúc đào (Nerium oleander L.), họ Trúc đào (Apocynaceae).

2. Sừng dê hoa vàng (Strophanthus divaricatus Hook. Et Arn.), họ Trúc đào (Apocynaceae).

3. Thông thiên (Thevetia neriifolia Juss.), họ Trúc đào (Apocynaceae). 4. Cây đay quả dài (Corchorus olitorius L.), họ Đay (Tiliaceae).

3.4.3. Dược liệu chứa saponin

3.4.3.1. Khái niệm chung về saponin

Saponin (saponosid) là một nhóm glycosid có những tính chất chung như: tạo bọt bền khi lắc với nước, làm vỡ hồng cầu khi tiếp xúc trực tiếp ở các nồng độ rất loãng, độc với cá… Vị đắng nhẫn, đơi khi gây kích ứng niêm mạc, làm hắt hơi, đỏ mắt.

Dựa theo cấu trúc hóa học của phần aglycon chia saponin thành 2 loại: saponin steroid có 17 carbon và saponin triterpenoid có 30 carbon.

R1: glc-glc R2: H

R3: Xylose-arabinose-glc-o.

Ginsenosid Asiaticosid

Ví dụ:

Ginsenosid là một nhóm saponin triterpenoid thuộc nhóm 4 vịng có trong nhân sâm (Panax ginseng C. A. Mey), và các cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae)

Asiaticosid là một saponin triterpenoid thuộc nhóm 5 vịng có trong cây rau má (Celltela asiatica L.), họ Hoa tán (Apiaceae).

3.4.3.2. Chiết xuất, định tính xác định saponin trong dược liệu

CHIẾT XUẤT

Saponosid thường dễ tan trong ethanol, methanol, buthanol, nước và các hỗn hợp cồn nước; khó tan hoặc khơng tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực. Dạng aglycon thì ngược lại, tan tốt trong các dung mơi hữu cơ, khơng tan trong nước. Dựa vào tính tan để chiết xuất, tinh chế saponin.

Trong định tính saponin, người ta thường chiết saponin bằng cồn (EtOH, MeOH) với các độ cồn khác nhau, cô dịch chiết đến đậm đặc rồi kết tủa saponin bằng dung môi kém phân cực như ether, aceton v.v… cũng có thể tinh chế saponin bằng cách phân bố giữa nước và n-buthanol. Với các thử nghiệm tính tạo bọt, tính phá huyết thì chỉ cần sử dụng dịch chiết nước mà không cần phải tinh chế.

ĐỊNH TÍNH

Để định tính xác định saponin trong dược liệu, người ta thường dùng thử nghiệm tính tạo bọt, tính phá huyết, tính độc đối với cá.

Chỉ số bọt (CSB), chỉ số phá huyết (CSPH) hay được dùng để đánh giá saponin trong dược liệu. (Xem phần thực hành)

Chỉ số bọt: là độ pha loãng cần thiết của 1g dược liệu để tạo được một lớp

bọt cao 1cm sau khi ngưng lắc 15 phút, tiến hành trong điều kiện quy định. • Chỉ số phá huyết: là số mililit dung dịch đệm cần thiết để hòa tan các

saponin có trong 1g dược liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một loại máu đã chọn, tiến hành trong điều kiện quy định.

Các phản ứng hóa học cũng được sử dụng nhưng mức độ đặc hiệu thấp so với các nhóm hợp chất khác.

Phản ứng Liebermann-Burchard lên màu với tất cả các dẫn xuất có nhân steroid trong đó có saponin steroid. (Xem phần thực hành Glycosid trợ tim)

3.4.3.3. Tác dụng, công dụng

Lợi tiểu: Râu mèo, rau má, mạch môn, thiên môn. Bổ dưỡng: Nhân sâm, tam thất, ngũ gia bì, đinh lăng. Kháng viêm: Cam thảo, ngưu tất, cỏ xước.

Kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế hoạt động của virus: Cam thảo, rau má, lá cà chua, mầm khoai tây.

3.4.3.4. Một số dược liệu chứa saponin

1. Bồ kết (Fructus gleditschiae) là quả già của cây bồ kết (Gleditschia fera (Lour.) Merr.), họ Đậu (Fabaceae)

2. Cam thảo (Rhizoma et Radix Glycyrrhizae) là thân rễ và rễ của cây cam thảo

(Glycyrrhiza glabra L.) hay (G. uralensis Fisch.), họ Đậu (Fabaceae)

3. Ngũ gia bì (Cortex Schefflerae octophyllae) là vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour.) Harms.), họ Nhân sâm (Araliaceae)

4. Ngưu tất nam (Radix Achyranthis asperae) là rễ của cây cỏ xước (ngưu tất nam)

(Achyranthes aspera L.), họ Rau dền (Amaranthaceae)

5. Nhân sâm (Radix Ginseng) là rễ củ của cây nhân sâm (Panax ginseng C.A. Meyer.), họ Nhân sâm (Araliaceae)

6. Tam thất (Radix notoginseng) là rễ củ của cây tam thất Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen.), họ Nhân sâm (Araliaceae)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)