Dược liệu chứa coumarin

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU (Trang 38 - 40)

Bài 2 : KĨ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU

3.7. Dược liệu chứa coumarin

3.7.1. Khái niệm chung về coumarin

Coumarin là các hợp chất tự nhiên dẫn chất của phenyl propanoid (C6 – C3) với khung cơ bản là benzo-α-pyron, có một số tính chất sau:

Dạng aglycon, dễ kết tinh, khơng màu, có mùi thơm, dễ thăng hoa.

Dạng glycosid có thể tan trong nước, dạng aglycon thường dễ tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực.

Coumarin dễ bị mở vòng lacton bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước và sẽ đóng vịng trở lại khi acid hóa.

O O OH COO

-

HO- H+

Sau khi mở vòng lacton bằng dung dịch kiềm, các coumarin đơn giản sẽ tạo thành muối coumarinat của acid coumarinic.

3.7.2. Định tính

3.7.2.1. Định tính coumarin bằng phản ứng hóa học

Phản ứng với dung dịch FeCl3

Các dẫn chất coumarin có –OH phenol tự do sẽ cho màu xanh với thuốc thử FeCl3.

Phản ứng đóng mở vịng lacton

Dựa vào độ tan khác nhau khi mở và đóng vịng lacton trong mơi trường kiềm và acid để sơ bộ định tính coumarin.

Phản ứng với thuốc thử diazo

Dựa vào phản ứng ghép đôi với muối diazoni cho màu bền vững từ vàng tới cam, đỏ cam … tùy thuộc vào các dẫn chất khác nhau của coumarin.

Sự tăng huỳnh quang trong môi trường kiềm dưới tác dụng của tia tử ngoại.

Trong mơi trường kiềm tia tử ngoại có khả năng chuyển muối coumarinat của acid coumarinic từ dạng cis thành dạng trans làm huỳnh quang của coumarin sáng mạnh hơn OH COO- OH COO- hv

Thử nghiệm vi thăng hoa

Dựa vào khả năng dễ thăng hoa của coumarin có thể tiến hành thử nghiệm vi thăng hoa để coumarin bám trên lam kính rồi soi kính hiển vi sẽ thấy nhiều tinh thể hình kim không màu. Khi soi với 1 giọt dung dịch I2 + KI sẽ thấy tinh thể Iodocoumarin màu nâu sẫm hoặc tím

3.7.2.2. Định tính coumarin bằng sắc ký lớp mỏng

Để xác định các coumarin tiện lợi nhất vẫn là tiến hành SKLM

Dung môi khai triển sắc ký:

Hệ (1): benzen – EtOAc (10:1) hoặc Hệ (2): benzen – aceton (10:1).

Phát hiện vết và tính giá trị Rf:

Quan sát bản mỏng dưới đèn UV 365nm, 254nm hoặc hiện màu bằng thuốc thử iod – kali iodide.

3.7.3. Tác dụng, công dụng

Những tác dụng và công dụng đáng lưu ý của các dẫn chất coumarin là: • Làm giãn nở và chống co thắt động mạch vành (rễ tiền hồ, hạt cà rốt)

• Chống đơng máu (tác dụng của các dẫn chất dicoumarol) như: calophyllolid trong cây mù u.

• Làm bền và bảo vệ thành mạch (hoạt tính của vitamin P) như: Bergapten có trong bạch chỉ, xà sàng…

Kháng viêm, kháng khuẩn, kháng HIV như: calophyllolid, calalolid, inophyllolid… trong cây mù u.

3.7.4. Một số dược liệu chứa coumarin

1. Ba dót (Folium Eupatorii), là lá của cây ba dót (Eupatorium triplinerve Vanl.), họ Cúc (Asteracaeae).

2. Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae), là Rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook.), họ Hoa tán (Apiaceae)

3. Tiền hồ (Radix Peucedani), là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim), hoặc cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum

praeruptorum Dunn.), họ Hoa tán (Apiaceae)

Sài đất (Herba Wedeliae) là phần trên mặt đất cịn tươi hoặc phơi hay sấy khơ của cây Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.), họ Cúc (Asteraceae).

4. Mù u (Calophyllum inophyllum L.), họ Măng cụt (Clusiaceae).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)