Bài 2 : KĨ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
3.6. Dược liệu chứa flavonoid
3.6.1. Khái niệm chung về flavonoid
Flavonoid là những glycosid có màu, (Anthocyanin có màu xanh, đỏ hay tím… Các dẫn chất flavon, flavonol…. có màu vàng nhạt, vàng đậm hay khơng màu…) thường góp phần làm cho hoa, lá, quả của thực vật có các màu sắc sặc sỡ khác nhau.
Về hóa học flavonoid là những glycosid có phần aglycon là những dẫn chất của diphenylpropan (C6 – C3 – C6), gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon. Thường có các nhóm –OH ở các vị trí 3, 5, 7, 4’ và 5’ của nhân thơm. Mạch 3 carbon thường tạo một dị vòng oxy 6 hay 5 cạnh (vòng C).
Rutosid (Rutin) trong hoa của cây Hòe (Sophora jabonica (L.), họ Đậu (Fabaceae)
3.6.2. Tính chất, định tính
Tính chất và định tính flavonoid chủ yếu dựa vào các phản ứng dị vòng C và của các nhóm –OH phenol.
Phản ứng của vịng C:
Phản ứng Cyanidin: (phản ứng Shinoda hay Willstater).
Dưới tác dụng của các tác nhân khử (Mg/HCl đđ, Zn/HCl đđ, NaBH4 v.v…) vòng C của Flavonoid sẽ bị khử làm cho dung dịch chuyển thành màu đỏ cam tới đỏ.
Phản ứng của các OH phenol:
Các nhóm OH phenol trong vịng A và B của flavonoid tạo phenolat với các chất kiềm làm dung dịch tăng màu trong môi trường kiềm và tạo phức với các ion kim loại đa hóa trị như: Fe+++, Cr++, Pb++, Zr++, v.v… cho các phức chất có màu và/hoặc kết tủa.
3.6.3. Tác dụng, cơng dụng
Flavonoid có hoạt tính vitamin P có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của thành mạch máu. Flavonoid được dùng phối hợp trong điều trị các chứng cao huyết áp, bệnh chảy máu chân răng. Được dùng để điều trị các bệnh suy yếu thành mạch, dễ chảy máu như bệnh trĩ, chảy máu cam và các chứng sung huyết.
Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, dập tắt các gốc tự do được xem như là nguyên nhân của nhiều bệnh chứng khác nhau.
Một số flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn, dùng chữa ho, viêm phế quản, thương hàn, tả lỵ.
3.6.4. Một số dược liệu chứa flavonoid
1. Hoa hòe (Sophora japonica L.), họ Đậu (Fabaceae)
2. Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), họ Cơm cháy (Caprifoliaceae)
3. Cỏ mực (Eclipta alba (L.) Hassk, Eclipta prostrata L.), họ Cúc (Asteraceae) 4. Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.), họ Cúc (Asteraceae)
5. Cây núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurtz.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae) 6. Artichaut (Cynara scolymus L.), họ Cúc (Asteraceae)
7. Ích mẫu (Leonurus heterophyllus Sweet.), họ Hoa mơi (Lamiaceae) 8. Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), họ Đậu (Fabaceae)