Bài 2 : KĨ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
3.5. Dược liệu chứa anthraglycosid
3.5.1. Khái niệm chung về anthraglycosid
Anthraglycosid (anthranoid) là những glycosid có phần aglycon là dẫn chất của 9,10-anthracendion (antraquinon).
Tùy theo cơng dụng, antraquinon được chia thành 2 nhóm: Nhóm phẩm nhuộm và nhóm nhuận tẩy:
Nhóm phẩm nhuộm là những dẫn chất có 2 nhóm –OH kế cận nhau, thường có màu đỏ cam đến đỏ tía. Thường gặp trong các cây thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Ví dụ: alizarin (1,2-dihyroxy antraquinon), purpurin và acid rubrierythrinic, có trong rễ cây thiên thảo (Rubia cordifolia L. Họ Rubiaceae)
Nhóm nhuận tẩy thường có 2 nhóm –OH ở vị trí 1 và 8 và ở vị trí 3 thường là các nhóm thế -CH3, -CH2OH, -CHO, -COOH. Chúng thường có màu vàng nhạt đến vàng. O O 1 2 3 5 6 4 7 8 9 10 O O 1 2 3 5 6 4 7 8 9 10 OH OH R R:-CH3 (Chrysophanol) R:-CH2OH (Aloe emodin) R: -COOH (Rhein) 9,10-Antracendion (Antraquinon) 1,8-dihydroxyantraquinon O O OH OH O O OH OH OH O O OH O - Glc -xyl
Alizarin Purpurin Acid ruberythric
Ví dụ: chrysophanol, aloe emodin và rhein, được tìm thấy trong thân rễ cây đại hoàng (Rhizoma Rhei), hạt thảo quyết minh (Semen Cassiae torae)…
Trong cây Anthraglycosid có thể tồn tại ở dạng khử (anthron hay anthranol) hay dạng oxy hóa (antraquinon), dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng gây đau bụng vì vậy một số dược liệu chứa anthraglycosid không nên dùng tươi hay mới thu hái, mà phải để một năm sau mới dùng để dạng khử chuyển thành dạng oxy hóa.
3.5.2. Tính chất, định tính anthraglycosid trong dược liệu
Các dẫn chất của anthraquinon đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ. Dễ thăng hoa ở nhiệt độ cao, ngưng tụ lại ở nhiệt độ lạnh.
Dạng glycosid dễ tan trong nước, dạng tự do tan trong các dung môi hữu cơ như: ether, chloroform…
Cho phản ứng với kiềm (NaOH, KOH, NH4OH…) tạo các muối phenolat có màu đỏ tan trong nước (phản ứng Borntrager).
Định tính:
Để định tính anthraglycosid, người ta dựa vào phản ứng Borntrager với nguyên tắc là các hợp chất anthraglycosid cho phản ứng với kiềm tạo các muối phenolat có màu đỏ tan trong nước:
Phản ứng Borntrager thực hiện trong ống nghiệm, ngay trên mô thực vật trên bản mỏng soi liệu hay sau khi làm phản ứng vi thăng hoa.
Anthraquinon (aglycon) dễ dàng thăng hoa nên cịn được định tính bằng thử nghiệm vi thăng hoa (phần thực hành).
3.5.3. Tác dụng, cơng dụng
Nhóm nhuận tẩy:
Các anthraglycosid thuộc nhóm nhuận tẩy có tác dụng trên ruột già sau khi bị thủy phân bởi β-glucosidase của hệ vi khuẩn ở ruột và bị khử thành dạng anthron hay anthranol là dạng có tác dụng làm tăng nhu động ruột gây kích thích tiêu hóa, nhuận trường hay tẩy xổ thùy theo liều sử dụng. Ngồi ra anthraglycosid cịn có tác dụng kháng nấm lác candida và dưỡng da. Một số khác cịn có tác dụng thơng mật, lợi tiểu, chống khối u.
Chú ý: Thuốc anthraquinon có tác dụng chậm sau 8 – 12 giờ dùng thuốc. Thuốc làm
tăng co thắt cơ trơn tử cung, bàng quang, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, người bị viêm bàng quang và tử cung. Thuốc được bài tiết qua sữa, thận trọng với những bà mẹ cho con bú, bài tiết qua nước tiểu làm nước tiểu có màu hồng.
Nhóm phẩm nhuộm:
Anthraquinon thuộc nhóm phẩm nhuộm thường được dùng để nhuộm vải sợi, làm chất màu trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, một số khác có tác dụng hạ huyết áp, kháng nấm, chống khối u.
Màu đỏ NaOH loãng
3.5.4. Một số dược liệu chứa anthraglycosid
1. Muồng trâu (Folium Cassiae alatae), là lá của cây muồng trâu (Cassia alata L.), họ Đậu (Fabaceae).
2. Thảo quyết minh (Semen Cassiae torae) là hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh còn gọi là Quyết minh, Muồng (Senna tora (L.) Roxb.; Syn. Cassia
tora L.), họ Đậu (Fabaceae).
3. Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khơ của các lồi Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum
officinale Baillon), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae)
4. Nhàu (Radix Morindae citrifoliae) là Rễ cắt ngắn hoặc thái phiến phơi hay sấy khô của cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), họ Cà phê (Rubiaceae).
5. Lô hội (Resin Aloe verae) là Chất dịch đã cô đặc và sấy khô, lấy từ lá cây Lô hội (chủ yếu từ Aloe vera L. và Aloe ferox Mill.), họ Lô hội (Asphodelaceae).
6. Phan tả diệp (Folium Sennae) là lá phơi hay sấy khô của cây Phan tả diệp lá hẹp
Cassia Angustifolia Vahl hay cây Phan tả diệp lá nhọn Cassia Acutifolia đều thuộc họ
Vang (Cassalpiniaceae)
7. Ba kích (Radix Morindae) là rễ đã phơi hay sấy khơ của cây Ba kích (Morinda
officinalis How), họ Cà phê (Rubiaceae)
8. Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson Syn. Polygonum multiflorum Thunb.)), họ Rau răm (Polygonaceae).