Bài 2 : KĨ THUẬT THU HÁI, CHẾ BIẾN, PHƠI SẤY, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
3.8. Dược liệu chứa tanin
3.8.1. Khái niệm chung về tanin
Tanin (taninoid) là những hợp chất polyphenol, có nguồn gốc thực vật, có vị chát và có tính thuộc da.
Tanin dễ tan trong kiềm lỗng, tan trong hỗn hợp cồn nước, tan trong hỗn hợp cồn cao độ, glycerin, propylen glycol, aceton và ethyl acetat, không tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực. Tạo tủa với dung dịch nước của protein.
Tạo phức màu với dung dịch sắt III clorid (dd FeCl3) 1%.
Trên đây là những tính chất quan trọng được ứng dụng để định tính tanin trong dược liệu.
Dựa vào cấu trúc hóa học người ta xếp tanin vào 2 nhóm chính:
• Tanin thủy phân được (tanin pyrogallic).
• Tanin khơng thủy phân được (tanin ngưng tụ, tanin pyrocatechic).
3.8.2. Tác dụng, công dụng của tanin
Tanin làm kết tủa protein có tác dụng làm săn se da và niêm mạc, được dùng để điều trị tiêu chảy, chữa viêm ruột mãn tính. Chữa bỏng, chữa các vết thương nhỏ, các tổn thương lở loét trên da.
Tanin tạo tủa với muối của các kim loại nặng, với các alcaloid được dùng để chữa ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do các alkaloid độc khi chất độc cịn nằm trong hệ tiêu hóa, trước khi dùng thủ thuật rửa và súc ruột.
Chú ý: Khi dùng liều cao đường uống tanin gây xót ruột và táo bón, nên tránh dùng
cho trẻ em. Để khắc phục được nhược điểm này người ta dùng dạng kết hợp của tanin với gelatin, albumin, casein…
3.8.3. Một số dược liệu chứa tanin
1. Ngũ bội tử (Galla Chinensis) là tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử (Melaphis chinensis (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensis Bell.) ký sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc (Rhus chinensis Muell.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)
2. Măng cụt (Garcinia mangostana L.), họ Bứa (Clusiaceae). 3. Ổi (Psidium gujava L.), họ Sim (Myrtaceae).
4. Trà (Camellia sinensis O.Ktze), họ Trà (Theaceae).
5. Sim (Rhodomyrtus tomentosa Wight.), họ Sim (Myrtaceae).