2.2 .Phân biệt, phân loại tiền mã hóa với các loại tiền khác
2.3. Đặc điểm, khai thác và cơ chế giao dịch của tiền mã hóa
2.3.1 Những đặc điểm của tiền mã hóa
2.3.1.1 Đặc điểm chung
Tiền mã hóa dựa trên nền tảng cơng nghệ dữ liệu chuỗi khối (Blockchain) - một sổ cái công cộng khổng lồ liệt kê tất cả các giao dịch được xác thực bởi một hệ thống máy tính kết nối tồn cầu. Tính ưu việt của của đồng tiền này là được xây dựng dựa trên thuật tốn phức tạp, trong đó cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà khơng cần có sự kiểm sốt của chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính mà vẫn đảm bảo tính an tồn và chính xác của giao dịch. Bản chất của thuật tốn này là một phép mã hóa các giao dịch, trong đó tất cả các giao dịch được cơng khai trên tồn hệ thống và tất cả người dùng có thể cùng kiểm tra tính
xác minh của các giao dịch trên hệ thống. Toàn bộ lịch sử giao dịch của hệ thống đều được ghi lại trong một cơ sở dữ liệu gọi là ―block chain‖ . Có thể coi block chain như một cuốn sổ cái kỹ thuật số mà tại đó chứa dữ liệu về tất cả các giao dịch Bitcoin cũng như các Coin nền tảng khác đã từng được thực hiện từ trước đến nay. Từ cuốn sổ cái này có thể suy ra được tất cả các tài khoản đang tồn tại và số dư trong từng tài khoản.
Để một loại tiền mã hóa được hình thành, tồn tại, và phát triển thì cần phải có một mơi trường thích hợp cho nó.
Mơi trường đó cần 4 yếu tố: thứ nhất, tiền mã hóa cần phải được tạo ra có thể bằng cách ―đào‖ (mining) hoặc được phát hành dựa trên một loại tiền mã hóa đã có; thứ hai, tiền mã hóa phải được lưu giữ tại các ví điện tử (Wallets); thứ
ba, tiền mã hóa được chấp nhận thanh toán (Payments) trong nền kinh tế thực; và
thứ tư là nó được giao dịch tại sàn giao dịch (Exchanges).
2.3.1.2 Đào tiền (Mining)
Đào tiền ―Mining‖ là cách tạo ra những loại tiền mới, theo đó các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các thiết bị đào của mình giải các thuật tốn trên mạng lưới nhằm tìm kiếm các đơn vị tiền mới để sở hữu và kiếm lời. Đào tiền mã hóa là một trong những yếu tố chính cho phép tiền mã hóa hoạt động như là một mạng lưới phi tập trung ngang hàng mà không cần đến sự điều hành của một tổ chức tập trung bên thứ ba. Nó cũng là một q trình trong đó các giao dịch giữa những người dùng được xác thực và thêm vào sổ cái công khai trên blockchain và quá trình này cũng đưa các đồng tiền mới vào dịng tiền đang lưu thơng.
Việc khai thác tiền mã hóa hay nói dễ hiểu là đào Bitcoin hay đào những đồng coin khác là một thuật ngữ diễn tả q trình xử lý và xác nhận thanh tốn nhanh chóng trên hệ thống mạng lưới blockchain của Bitcoin hoặc của các tiền mã hóa khác. Hiểu đơn giản nó là q trình giải những bài tốn phức tạp, và khi giải xong thì phần thưởng sẽ là những loại đồng coin nhận được. Quá trình giải mã đó địi hỏi những phần cứng riêng biệt, siêu máy tính
có cấu hình cực cao để giải các thuật tốn thì hiệu suất càng cao. Giai đoạn Bitcoin mới ra đời, việc giải mã khá dễ dàng do các bài tốn khá đơn giản nên việc giải mã tính tốn đơn giản, có khi laptop hay máy tính thường cũng có thể làm được.
Nhưng khi độ khó ngày càng tăng, có hàng triệu phép tính khó nên việc địi hỏi cấu hình cao, nhanh và mạnh mới có thể giải quyết. Hiện nay chỉ có những máy chuyên dụng mới có khả năng giải mã và nhận thưởng Bitcoin. Cách thức hay công nghệ để tạo ra Bitcoin và các tiền mã hóa khác cũng khơng giống nhau như việc tạo ra Bitcoin thông qua bằng chứng cơng việc (Proof of work) cịn Ethereum là (Proof of Stake) hoặc cả froof of Hitstory của Sonala. Cả hai mơ hình này đều được gọi là 'cơ chế đồng thuận' và chúng là yêu cầu hiện tại để xác nhận các giao dịch diễn ra trên blockchain mà không cần bên thứ ba. So với Proof of Stake thì Proof of Work là nó khơng phải là một hệ thống cơng bằng, bởi vì những người có thiết bị phần cứng mạnh mẽ và đắt tiền nhất sẽ ln có cơ hội lớn nhất để giành chiến thắng phần thưởng hay nói cách khác là tạo ra các chuỗi khối mới.
Trong khi Proof of Work thưởng cho thợ đào của nó khi giải được các phương trình phức tạp, thì trong Proof of Stake, cá nhân tạo ra khối tiếp theo dựa trên số tiền họ đã 'đặt cọc'. Để làm cho mọi thứ trở nên đơn giản với bạn, tiền đặt cọc dựa trên số lượng tiền mà người đó có cho blockchain cụ thể mà họ đang cố gắng đào.
Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, các cá nhân khơng đào. Thay vào đó, họ được gọi là 'forgers', vì khơng có phần thưởng khối. Trong khi Bitcoin, sử dụng mơ hình Proof of Work, trao phần thưởng khối mỗi khi một khối mới được xác minh, những người đóng góp vào hệ thống Proof of Stake chỉ đơn giản là kiếm được phí giao dịch.
Tuy nhiên Khác với một số Coin nền tảng phải tiến hành khai khác (đào) thông qua giao dịch thì có một số tiền mã hóa như XRP (Riple) là do nhà sản xuất đã tạo ra khoảng 100.000.000.000 tỷ Riple sau đó đưa ra thị
trường một số lượng nhất định trong tổng số đó để phục vụ các nhu cầu theo khả năng của nó.
2.3.1.3 Ví lưu trữ điện tử (Wallets)
Ví lưu trữ điện tử được hiểu là một chương trình với các thuật tốn phức tạp được sử dụng để lưu trữ, gửi và nhận tiền mã hóa nhằm đảm bảo sự an tồn tuyệt đối cho người sở hữu. Ví tiền mã hóa khơng thực sự lưu trữ tiền tệ, thay vào đó, nó chỉ bao gồm các hồ sơ về các giao dịch và số dư được lưu trữ trên mạng blockchain. Trên thực tế, một loại tiền mã hóa khơng được lưu trữ ở bất kỳ vị trí kỹ thuật số nào hoặc tồn tại ở bất kỳ dạng vật lý nào, ngoại trừ sổ cái công khai blockchain.
Khi một người gửi tiền mã hóa cho ai đó, thì người đó sẽ sử dụng các khóa riêng tư của các đồng tiền được lưu trữ trong ví của mình để thừa nhận quyền sở hữu số tiền đó cho người nhận. Để người nhận có thể chi tiêu các đồng tiền đã được nhận, các khóa riêng được lưu trữ trong ví của họ phải khớp với địa chỉ cơng khai mà đồng tiền đó đã được gửi. Nếu khóa riêng và khóa chung khớp nhau, thì số dư ví của người nhận sẽ tăng lên và số dư của người gửi sẽ giảm theo. Ý tưởng ở đây là khơng có sự trao đổi tiền thật nào giữa các ví, mà thực chất giao dịch được đánh dấu bằng một nhật kí giao dịch trên sổ cái công khai xác nhận sự thay đổi số dư giữa các ví tiền mã hóa.
2.3.1.4 Thanh tốn, giao dịch
Các đồng tiền mã hóa đều liên kết với các hệ thống thanh tốn nhằm đảm bảo tính bảo mật, tiện dụng cho khách hàng khi đầu tư vào đồng tiền mã hóa đó. Chức năng thanh tốn của tiền mã hóa có thể được chia thành 4 nhóm chính:
Thứ nhất đó là các dịch vụ chuyển tiền: Nhóm này chủ yếu cung cấp dịch
vụ chuyển tiền quốc tế cho các cá nhân, nó tương tự dịch vụ chuyển tiền truyền thống và dịch vụ chi trả các hóa đơn thơng thường.
Thứ hai đó là thanh tốn ngang hàng (P2P): Cung cấp dịch vụ thanh toán
Thứ ba là dịch vụ thanh toán trong thương mại điện tử, cho phép giao
dịch thông qua các phương thức khác nhau, từ thẻ tín dụng, tiền mã hóa đến các dạng thanh tốn khác
Thứ tư là các dịch vụ khác: Dịch vụ này cho phép sử dụng tiền mã hóa với
nhiều mục đích khác nhau như thanh toán cho những người sử dụng tiền mã hóa khác, thanh tốn các dịch vụ, chuyển đổi tiền mã hóa thành đồng nội tệ tại các quốc gia khác nhau, và ngược lại…
2.3.1.5 Sàn giao dịch tiền mã hóa (Exchanges)
Sàn giao dịch tiền mã hóa là nơi cung cấp các dịch vụ để mua, bán, trao đổi các loại tiền mã hóa và các loại tài sản kỹ thuật số với đơn vị trao đổi là các loại tiền tệ trên thế giới hoặc chính là các loại tiền mã hóa. Sàn giao dịch đóng vai trị quan trọng đối với sự tồn tại của tiền mã hóa, bởi nó cung cấp địa điểm giao dịch, tạo tính thanh khoản cũng như cơ chế xác lập giá cho các đồng tiền mã hóa.
Sàn giao dịch tiền mã hóa đầu tiên là sàn MT.Gox được thành lập năm 2010. Sàn này được thành lập nhằm tạo ra địa chỉ để các nhà đầu tư giao dịch Bitcoin, cho đến nay, đã có hàng trăm sàn giao dịch tiền mã hóa được thành lập, như sàn giao dịch OKCoin, sàn giao dịch Binance, sàn Coinbase sàn giao dịch Bitfinex , sàn Bitstamp, sàn BTCC,…