10 loại tiền mã hóa phổ biến trong giai đoạn 2009 2016

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 77 - 81)

TT Tên Biểu tượng Số lượng lưu hành (đơn vị: Coin) Giá trị vốn hóa Đơn vị: USD Tỷ lệ % 1 Bitcoin BTC 16.063.900 14,396,198,729 91,4 2 Ethereum ETH 87.272.843 626,189,615 3.97 3 XRP XRP 36.003.596.482 232,006,578 1,47 4 Litecoin LTC 49.035.554 213,168,549 1.353 5 Monero XMR 13.621.451 132,525,971 0.841 6 Ethereum Classic ETC 87.215.749 93,536,872 0.594 7 Dash DASH 6.977.968 69,834,088 0.443 8 MaidSafeCoin MAID 452.552.412 44,717,207 0.283 9 Nem XEM 8.999.999.999 32,455,741 0.206 10 Steem STEEM 230.698.649 31,444,070 0.199

Nguồn: https://coinmarketcap.com, tác giả tổng hợp

Những loại tiền mã hóa phổ biến nhất có thể kể đến trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2016 là Bitcoin. Ethereum, LiteCoin, Ripple…Trong giai đoạn này nếu, xem Bitcoin là vàng kỹ thuật số thì Litecoin chính là bạc kỹ thuật số. Giống với Bitcoin thì Litecoin (LTC), một loại tiền mã hóa được xây dựng trên cơng nghệ mạng ngang hàng P2P tiền mã hóa này có thể được xem là một nhánh được chia tách ―fork‖ ra từ Bitcoin và sở hữu khả năng thanh tốn tức thời. Đặc biệt mức phí giao dịch LTC gần như bằng khơng. Mạng lưới Litecoin có đặc tính giúp người dùng tự kiểm sốt tài chính của mình đồng thời có độ bảo mật mạng lưới cực kỳ cao. Litecoin được phát hành thơng qua một ứng dụng có mã nguồn mở trên GitHub bởi Charlie Lee9 vào ngày 7 tháng 10 năm 2011. Charlie Lee là một nhân viên của Google, người sau này trở thành Giám đốc Kỹ thuật tại Coinbase. Mạng lưới của Litecoin

bắt đầu hoạt động vào ngày 13 tháng 10 năm 2011. Có thể nói Litecoin là một nhánh khác của Bitcoin (BTC) nhờ sự giống nhau hoàn toàn về mặt kỹ thuật như LTC được tạo trên giao thức mã nguồn mở và không do một máy chủ trung tâm bất kỳ nào kiểm sốt.

Tiền mã hóa đứng thứ ba về giá trị vốn hóa thị trường giai đoạn này chính là Ripple, tiền mã hóa Ripple là một giao thức mã nguồn mở được sử dụng như một hệ thống thanh toán ngang hàng phân tán, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghệ và tài chính. Ripple được chính thức phát hành lần đầu vào năm 2012 nhưng phiên bản đầu tiên đã được hình thành từ năm 2014 bởi Ryan Fugger10 với tên gọi là Ripplepay. Tương tự như các loại tiền mã hóa khác, Ripple được xây dựng dựa trên ý tưởng về một mạng lưới phân tán có thể đếm được, nơi các bên tham gia có thể xác minh các giao dịch thay thế một cơ quan tập trung duy nhất. Đây là cách thức giúp cho các giao dịch trên thế giới có thể trở nên thuận tiện hơn với mức phí giao dịch thấp hơn Bitcoin. Ngồi ra, ưu điểm của Ripple là các giao dịch nhanh chóng và khơng mất thời gian phải xác thực. Đồng thời, nền tảng Ripple cho phép người dùng có cơ hội giao dịch bất cứ thứ gì, từ tiền tệ, vàng đến tiền mã hóa. Ripple thuộc sở hữu của cơng ty Ripple Laps. Khác với Bitcoin, được hỗ trợ bởi một mạng lưới các nhà phát triển với số lượng các tiền mã hóa khơng ngừng tăng lên cho đến khi đạt đến giới hạn, thì ngay từ đầu, Ripple coin chỉ có giới hạn là 100 tỷ Coin và con số này sẽ được duy trì mà khơng có bất cứ sự thay đổi nào. Nói cách khác, bạn khơng thể đào Ripple như đào Bitcoin. Tất cả các token đều đã được đơn vị phát hành tại thời điểm Ripple thành lập với số lượng 100 tỷ Coin.

Một trong những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là ngày 28 tháng 2 năm 2014, sàn giao dịch Bitcoin Mt.Gox đã nộp đơn phá sản tại Nhật Bản do để mất 750.000 Bitcoin của khách hàng và 100.000 Bitcoin của chính Mt.Gox tương đương 473 triệu đô la Mỹ. Mt. Gox, sàn xử lý khoảng 70% tổng giao

dịch Bitcoin, tuyên bố phá sản sau khi tin tặc đánh cắp gần nửa tỉ USD giá trị Bitcoin. Vụ hack khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và thể hiện rằng mảng này chưa được quy định, quản lý cụ thể. Đến cuối năm 2014, giá Bitcoin chỉ còn 300 USD, và nó duy trì ngưỡng này cho đến ba năm kế tiếp. Vụ việc đã làm giảm uy tín của loại đồng tiền kỹ thuật số này, khiến giá Bitcoin giảm từ đỉnh điểm 1.242 đô la Mỹ xuống cịn mức thấp nhất là 152 đơ la Mỹ. Tháng 6 năm 2014, Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) thông báo về việc thu hồi 29.000 Bitcoin sau chiến dịch truy quét thị trường web chìm Silk Road. Việc này đã xoa dịu hình ảnh một đồng tiền chuyên dùng bởi các tổ chức tội phạm trước kia của Bitcoin. Ngay sau đó 1 tháng, Sở Tài chính New York dự định đưa Bitcoin vào diện những đồng tiền được pháp luật bảo hộ.

Từ tháng 01 năm 2015, Sở giao dịch chứng khốn New York (NYSE) trở thành nhà đầu tư chính cho khoản đầu tư 75 triệu đô la Mỹ cho Coinbase. NYSE nhắm tới việc khai thác một loại tài sản mới mang tính minh bạch, an tồn và tin tưởng cho Bitcoin.

Tháng 8 năm 2015, Barclays trở thành ngân hàng lớn đầu tiên tại Anh Quốc chấp nhận Bitcoin, khởi đầu bằng cách cho phép người dùng đóng góp từ thiện bằng cách sử dụng đồng tiền này.

Ngày 2 tháng 8 năm 2016, sàn Bitcoin Bitfinex tại Hong Kong bị hacker tấn công và đã để mất 119.756 Bitcoin, tương đương khoảng 72 triệu đô la Mỹ và chiếm 0.75% tổng lượng Bitcoin đang lưu hành. Giá Bitcoin ngay lập tức sụt giảm 20% từ 607 đơ la Mỹ xuống cịn 480 đơ la Mỹ, và hồi phục dần dần lại mức 600 đô la Mỹ cho tới thời điểm ngày 8 tháng 8 năm 2016. Tất cả khách hàng của Bitfinex đều bị mất 36% số tài sản của mình trên sàn này.

Về Pháp luật quản lý ở các quốc gia

Năm 2012 thì Ngân hàng trung ương châu âu (ECB) đã nêu nên khái niệm về tiền mã hóa đó loại tiền phi tập trung, khơng qua một tổ chức trung gian nào và cũng khơng phụ thuộc vào chính phủ như các loại tiền tệ truyền thống trước kia. Đồng thời nêu nên những ảnh hưởng, tác động của nó đối với hệ thống các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên trong giai đoạn này chưa nhiều

quốc gia trên thế giới quan tâm nhiều đến tiền mã hóa, cũng như chưa nghiên cứu sâu về những ảnh hưởng của nó đối với hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và các mặt khác của xã hội. Trong giai đoạn 2009 -2016 phần lớn các quốc gia quan tâm đến tiền mã hóa đều là các quốc gia phát triển như các nước EU, Mỹ và Nhật Bản…Tuy nhiên bản thân trong nội bộ các quốc gia nói trên vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau về tiền mã hóa. Tại châu á ngoải các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore thì hầu hết các quốc gia còn lại đều cấm hoặc là ngấm ngầm ngăn cản các hoạt động liên quan đền tiền điện tử do e ngại cho hệ thống tài chính quốc gia và cũng do là chưa có các biện pháp hữu hiệu đểu quản lý tiền mã hóa nhằm đảm bảo sự ổn định cho an ninh tiền tệ và hệ thống tài chính quốc gia.

3.1.3 Giai đoạn phát triển 2017 –5/ 2022

Về thị trường

Năm 2017 là năm đánh dấu sự bùng nổ của Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Đây là giai đoạn bắt đầu đánh dấu cho một sự phát triển lên tầm cao mới đối các loại tiền mã hóa. Sự bùng nổ của Bitcoin và các loại tiền mã hóa năm 2017 đã gây ra sự chú ý trên tồn cầu khơng chỉ những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, cơng nghệ mà sự lan tỏa của nó đã mở rộng khắp hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Số lượng Coin nền tảng với hệ sinh thái hoàn chỉnh đã xuất hiện nhiều hơn. Một số đã khẳng định được vị trí và so kè quyết liệt với Bitcoin trong việc chiếm giữ thị phần và giá trị vốn hóa. Số lượng nhà phát hành đã nhiều thêm, số sàn giao dịch và số lượng nhà đầu tư cũng đã tăng rất nhanh trong giai đoạn này đặc biệt là những người trẻ thế hệ Z (sinh năm 1990 -2000) ở khu vực Châu Á, và Châu Á cũng chính là khu vực sơi động nhất đối với sự phát triển của tiền mã hóa.

Cho đến năm 2021 thị trường tiền mã hóa lại tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ lần thứ 2 kể từ năm 2017, nhiều dấu mốc mới cả về giá trị vốn hóa và sự quan tâm của công chúng và các tổ chức. Năm 2021 là năm chứng kiến giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa đạt mức cao nhất từ khi ra đời cho đến

nay, tổng giá trị vốn hóa đạt mức xấp xỉ 3000 tỷ USD vào tháng 11 năm 2021. Dự báo năm 2022, và các năm tiếp theo thị trường tiền mã hóa có thể tiếp tục chứng kiến những biến động mạnh, song sự phát triển của thị trường này sẽ tiếp tục đón nhận nhiều bước tiến cơng nghệ lẫn làn sóng đầu tư mới. Số nhà đầu tư khơng ngừng tăng lên, số các tổ chức tham gia phát hành, hoạt động trong lĩnh vực tiền mã hóa trở lên ngày càng sôi động. Hệ thống các ngân hàng chấp nhận Bitcoin và các loại tiền mã hóa đã trở lên phổ biến và một số các quốc gia đang cân nhắc sử dụng Bitcoin như là tiền tệ quốc gia như tiền tệ truyền thống.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w