Cơ chế giao dịch

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 52 - 55)

2.2 .Phân biệt, phân loại tiền mã hóa với các loại tiền khác

2.3. Đặc điểm, khai thác và cơ chế giao dịch của tiền mã hóa

2.3.2. Cơ chế giao dịch

2.3.2.1. Các chủ thể trong hệ thống giao dịch tiền mã hóa

Người mơi giới (An exchanger): cá nhân, tổ chức tham gia vào việc trao

đổi tiền mã hóa lấy tiền thực hoặc một loại tiền mã hóa khác, hoặc làm người trung gian trong việc mua bán tiền mã hóa.

Người quản trị (An administrator): là những cá nhân, tổ chức chịu trách

nhiệm phát hành tiền mã hóa, đối với loại tiền mã hóa tập trung, thì người quản trị chính là người thiết lập các luật lệ cho việc sử dụng, duy trì sổ cái thanh tốn tập trung và là người có quyền thu hồi những đồng tiền điện tử được phát hành đó.

Người dùng (A user): là những các nhân, tổ chức nắm giữ tiền mã hóa và sử

dụng chúng để mua bán dịch vụ, hàng hoá thực hay ảo hoặc thực hiện các giao dịch chuyển khoản cho người khác hoặc nắm giữ để đầu tư. Với loại tiền mã hóa phi tập trung, người dùng cịn có thể tự khai thác các đơn vị tiền thông qua việc vận hành phần mềm đặc biệt để giải những thuật toán phức tạp. Trong trường hợp này, họ được gọi là người khai thác hay còn gọi là đào (miner).

2.3.2.2. Cơ chế giao dịch

Giao dịch tiền mã hóa (giao dịch Bitcoin) là mẩu thơng tin được mã hóa với mục đích chuyển giao quyền sở hữu của một lượng tiền mã hóa Bitcoin nhất định từ một cá nhân sang một cá nhân khác. Mỗi giao dịch đều bao gồm đầu vào, đầu ra và một đoạn script chứa các điều kiện giao dịch. Đầu vào là đầu ra trong giao dịch cũ của số Bitcoin đó. Đầu ra là chứa thơng tin giao dịch và đoạn script là một chương trình khơng Turing-complete để tránh vịng lặp vơ hạn. Giao dịch ghi lại tất cả các chi tiết về tiền mã hóa (Bitcoin) chưa được sử dụng của người gửi, nguồn gốc (được biểu thị bằng ID giao dịch, hoặc hàm băm của giao dịch đó), số tiền chuyển, và địa chỉ công cộng của người nhận. Nó được truyền tới mạng lưới tiền mã hóa (Bitcoin) chung để xác minh, và, nếu vượt qua, thì nó sẽ được đặt trong sổ cái trực tuyến được gọi là chuỗi khối để chuyển. Giao dịch đã xác minh được thêm vào khối thơng tin, và khối này sau đó được liên kết với một khối khác, tạo ra chuỗi các khối (do đó, được gọi là chuỗi khối).

Q trình giao dịch loại tiền này là hồn tồn miễn phí. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể tự nguyện đính kèm một khoản phí trong khi giao dịch. Những giao dịch nào có phí sẽ được ưu tiên xử lý trước và được xác nhận sớm hơn. Người dùng nào tạo được block có giao dịch đó thì ngồi khoản tiền thưởng cịn được nhận thêm khoản phí này nữa. Số tiền thưởng được mặc định giảm dần và khi tiền thưởng tiệm cận về 0 thì khoản phí này sẽ đóng vai trị thay thế trong việc tạo động lực cho những người quản lý blockchain.

Với công nghệ mã nguồn mở, các giao dịch được cơng khai và rất minh bạch. Bất kì ai cũng có thể xem và kiểm tốn các giao dịch trong đó, hay thậm chí là kiểm tra số dư của bất kì địa chỉ nào. Do đó, khi một người nào đó bị mất cắp tiền thì có thể xác minh và theo dõi được q trình luân chuyển số tiền bị mất và cả địa chỉ của người lấy cắp. Bên cạnh đó, tính ẩn danh chỉ được thực hiện khi trao đổi hàng hóa ảo hay chuyển khoản cho nhau. Nếu muốn dùng tiền mã hóa để đổi ra tiền thực hay mua hàng hóa thực thì người dùng bắt buộc phải tiết lộ tài khoản chuyển tiền hay địa chỉ gửi nhận hàng từ đo biết được chủ sở hữu của địa chỉ tham gia giao dịch.

Cách giao dịch tiền mã hóa Bitcoin đơn giản nhất là dùng Bitcoin ATM. Bitcoin ATM (BTM) một máy Internet cho phép người sử dụng trao đổi Bitcoin và tiền mặt. Nhà cung cấp dịch vụ Bitcoin ATM có thể yêu cầu người dùng xuất trình thơng tin liên quan để có thể thực hiện giao dịch trên máy. Bitcoin ATM khơng giống như những máy ATM truyền thống, vì nó khơng kết nối với thẻ ngân hàng và người dùng có thể trao đổi trực tiếp giữa Bitcoin và tiền mặt. Một số máy Bitcoin ATM hai chiều cho phép rút Bitcoin hoặc tiền mặt. Hiện chi phí giao dịch tại Bitcoin ATM cao nhất là 7%.

Hoạt động giao dịch với tiền mã hóa liên quan đến 2 mục đích chính: Mua bán hàng hóa hoặc hoạt động đầu tư. Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, người dùng có thể dễ dàng thực hiện thơng qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động… Cịn đối với hoạt động đầu tư, người dùng sẽ tham gia vào các sàn giao dịch với hình thức giống như sàn giao dịch chứng khốn.

Mua Bitcoin, hoặc các loại tiền mã hóa để tích trữ (HOLD) là một hình

thức đầu tư phổ biến nhất. hình thức này phù hợp với những người khơng biết về phân tích kỹ thuật. Về bản chất thì Hold Bitcoinhay các loại tiền mã hóa khác là hình thức mua ở giá thấp và bán ra ở giá cao hơn trong một khoảng thời gian dài. Có hai cách tích trữ Bitcoin (HOLD) là mua Bitcoin trên các sàn giao dịch như Binance, Remitano… và mua Bitcoin trên chợ đen.

Đầu tư Bitcoin hoặc các loại tiền mã hóa là một hình thức kiếm lợi nhuận

trong một khoảng thời gian ngắn và thường là giờ hoặc ngày. Điều này tạo ra một nhóm người được gọi là Trader. Họ sử dụng các kỹ thuật phân tích biểu đồ giá cả của Bitcoin. Với mục đích tìm điểm mua vào với giá thấp và điểm bán ra ở giá cao hơn. Có hai hình thức đầu tư là: ICO (Initial Coin Offering) là một hình thức huy động vốn đầu tư thơng qua tiền mã hóa cho các cơng ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Blockchain. Và đầu tư Margin (margin trade) hay còn gọi là giao dịch ký quỹ. Đây là một hình thức vay tiền của sàn giao dịch nào đó. Đây là hình thức sử dụng ―địn bẩy‖ tài chính là vốn của sàn giao dịch. Nhờ đó, người ký quỹ có thêm tiền để giao dịch và mang lại lợi nhuận cao hơn. Khi tham gia Margin người tham gia sẽ bị tính lãi suất vay

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w