Quốc gia chuyển đổi từ cấm sang chấp nhận

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 117 - 120)

2.2 .Phân biệt, phân loại tiền mã hóa với các loại tiền khác

3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển và quản lý tiền mã hóa

3.2.4. Quốc gia chuyển đổi từ cấm sang chấp nhận

Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ giữa năm 2013, khi Bitcoin và các tổ chức liên quan xuất hiện ở Thái Lan, Thái Lan ngăn cấm việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. NHTW Thái Lan đã tuyên bố từ chối cho lưu hành đồng tiền Bitcoin tại

nước này, mọi giao dịch mua bán, chuyển nhượng thơng qua Bitcoin, và các loại tiền mã hóa với cá nhân, tổ chức bên ngồi Thái Lan đều là phạm pháp. cho rằng phản ứng cấm của Thái Lan là phản ứng tự vệ và phù hợp với tình hình tại thời điểm vì khi đó Thái Lan chưa có quy định của pháp luật để áp dụng hoặc kiểm soát vốn liên quan đến Bitcoin hay tiền mã hóa khác và nhiều khu vực tài chính khác; ngay cả định nghĩa về Bitcoin cũng chưa có.

Tháng 7/2014, NHTW Thái Lan đã tuyên bố: giao dịch Bitcoin và tiền mã hóa khác khơng bị coi là bất hợp pháp tại Thái Lan và phê duyệt cấp phép hai sàn giao dịch Bitcoin tại đây. Sự thay đổi cách nhìn nhận tiền mã hóa tại Thái Lan đã thể hiện thái độ tích cực và thực tiễn hơn – sử dụng Bitcoin làm công cụ trung gian để mua, bán và trao đổi hàng hóa dịch vụ.

Thực tế khung quản lý có nhiều thay đổi từ năm 2017 đến nay. Từ 2017, NHTW Thái Lan có những động thái để ―mở‖ cho Bitcoin mặc dù có đưa ra những biện pháp kiểm soát nhất định (Kevin Helms, 2017).

Các sàn trao đổi Bitcoin và các loại tiền mã hóa chỉ được chuyển tiền tệ kỹ thuật số sang đồng Baht Thái chỉ khi có giấy phép thương mại điện tử của Bộ Phát triển kinh doanh Thái Lan. Các sàn cũng phải đáp ứng u cầu là có các chính sách và thủ tục để hiểu rõ khách hàng (KYC và CDD) phù hợp với các Quy tắc và Quy định về thẩm định khách hàng của Chính phủ.13 Hoạt động đáng ngờ phải được báo cáo cho Văn phòng chống rửa tiền Thái Lan (AMLO)14. Ủy ban Chứng khoán Thái Lan (SEC) khuyến khích tiếp cận tài trợ cho các doanh nghiệp, bao gồm các công ty khởi nghiệp công nghệ cao tiềm năng và nhận ra tiềm năng của ICO trong việc đáp ứng các nhu cầu tài trợ của các công ty khởi nghiệp. Trong trường hợp ICO cấu thành việc chào bán chứng khoán, tổ chức phát hành sẽ cần phải tuân thủ các yêu cầu quy định hiện hành 15. Đến tháng 2 năm 2018, NHTW Thái Lan đã cấm các tổ chức tài chính trong nước tham gia hoạt động liên quan đến tiền mã hóa nhằm ngăn chặn gian lận gồm đầu tư hoặc kinh doanh tiền mã hóa; Trao đổi tiền mã hóa;

13 "Ministerial Regulation Prescribing Rules and Procedures for Customer Due Diligence" (PDF). tgia.org. 23 May 2012. Retrieved 30 October 2017. Trang 8 Phần 129 Phần 44 Cơng báo Chính phủ 23 tháng 5 năm 2555

(2012)

14 "Anti Money Laundering Office Thailand". AMLO. Retrieved 29 October 2017.

15 "SEC Thailand's Viewpoint on ICO". SEC Thailand. 14 September 2017. Retrieved 29 October 2017.

Tạo nền tảng cho giao dịch tiền mã hóa; Cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua tiền mã hóa; Tư vấn cho khách hàng về đầu tư và giao dịch tiền mã hóa.

Đến tháng 3/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan khẳng định rằng việc xây dựng bộ luật mới là cần thiết để kiểm soát sâu rộng thị trường tiền mã hóa, giúp ngăn chặn hoạt động rửa tiền, trốn thuế và các hành vi phạm pháp khác. Ngoài ra, luật mới được cho là sẽ giúp đảm bảo chất lượng của các thương vụ ICO, "mang lại sự ổn định trong dài hạn cho thị trường, và điều đó đồng nghĩa với một hệ sinh thái tích cực hơn cho các startup trong nước để nâng cao tiềm năng và sức cạnh tranh".

Đến tháng 5/2018, Thái Lan đã chính thức đưa ra Bộ luật với 100 điều khoản về việc kiểm soát và điều chỉnh các giao dịch tiền mã hóa và hoạt động huy động vốn bằng tiền mã hóa (ICO). Theo luật này, các mức phạt tiền và phạt tù được đưa ra nhằm ngăn chặn các giao dịch gian lận và trái phép trên thị trường tiền mã hóa. Luật cũng quy định các loại tiền mã hóa là tài sản số và Ủy ban Chứng khốn Thái Lan (SEC) sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý giao dịch tiền mã hóa, đồng thời xác định danh tính khách hàng. Theo luật, những người mơi giới tiền mã hóa khơng đăng ký hoặc những người thực hiện giao dịch tiền mã hóa thơng qua các mơi giới này sẽ bị phạt tù tới 2 năm và phạt tiền ít nhất 2 lần giá trị số tiền ảo giao dịch, tối đa tới 500.000 Baht (khoảng 15.700 USD).

Việc khai báo thơng tin sai lệch để thực hiện ICO có thể bị phạt tù tới 5 năm. Những người kinh doanh các loại tài sản số trái phép phải đối mặt với án tù từ 2 - 5 năm, đồng thời bị phạt tới 10.000 Baht (hơn 300 USD) cho mỗi ngày kinh doanh trái phép. Những người cho phép người khác sử dụng tài khoản của mình để thực hiện giao dịch có thể bị phạt tù 1 năm và phạt tiền tới 100.000 Baht (hơn 3.100 USD). Trong khi đó, một nghị định riêng rẽ cũng áp mức thuế 15% đối với lợi nhuận từ mỗi giao dịch tiền mã hóa. Ngồi ra ngay từ nửa cuối năm 2017, Chính phủ Thái Lan tiếp tục yêu cầu NHTW nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu có thể xem Bitcoin như một phương thức thanh toán hợp pháp tại Thái Lan khơng. Chính phủ cịn giao Bộ Tài chính và NHTW phối hợp để hỗ trợ tài chính và cơng nghệ nhằm nghiên cứu về công nghệ ngân hàng và khả

năng của những phát minh như Bitcoin làm cơ sở cho việc xem xét có nên chấp nhận nó khơng và liệu có những giải pháp nào để chống rủi ro, chống gian lận trong cuộc bắt tay giữa doanh nghiệp tài chính và cơng nghệ tài chính để chuẩn bị cho sự cạnh tranh gay gắt trong tương lai.

Tóm lại, Thái Lan đã có sự thay đổi đáng kể về cách tiếp cận trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về tiền mã hóa. Song đây chỉ là những bước đầu tiên và sẽ phải một quá trình khơng mấy dễ dàng. Thái Lan vẫn chưa có định nghĩa về Bitcoin hay tiền mã hóa, gây khó cho việc ban hành văn bản điều chỉnh tiền mã hóa; vẫn duy trì thái độ coi tiền mã hóa khơng phải là tiền tệ và khơng phải là phương thức chuyển

đổi ngoại tệ; tuy cho phép tiền mã hóa được giao dịch như một loại hàng hóa, tài sản

số và phải được trao đổi theo một thể thức luật định nhưng còn nhiều nội dung vẫn dựa vào qui định hiện hành của Thái Lan.

Nguồn: Phan Lê Thu (2018)

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w