Những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 58 - 62)

2.2 .Phân biệt, phân loại tiền mã hóa với các loại tiền khác

2.4. Lợi ích, hạn chế và những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa

2.4.3. Những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa

Những rủi ro khi sử dụng tiền mã hóa đến chủ yếu từ những nhược điểm của loại tiền này.

Rủi ro pháp lý: Do đó đặc trưng cơ bản là khơng chịu sự quản lý bởi các

cơ quan hay Chính phủ nào, hay thơng qua bất kỳ một ngân hàng nào, người sở hữu tiền mã hóa sẽ chịu tồn bộ rủi ro khi nắm giữ cũng như khi giao dịch vì khơng có cơ chế bảo vệ quyền lợi nào. Hiện nay hầu hết các nước vẫn đang nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý về tiền mã hóa. Cách thức nhìn nhận và quy định về tiền mã hóa ở mỗi nước là khác nhau nên sẽ có nước chấp thuận hoặc không chấp nhận loại tiền tệ này. Từ khi ra đời đến nay sức hút của đồng tiền mã hóa Bitcoin đến từ việc giá tăng quá nhanh và có một số nước đã cho phép chuyển đổi Bitcoin qua tiền mặt. Nhưng thực tế, đồng tiền này không được bảo chứng bởi một quốc gia nào hay bất kỳ hàng hóa nào và nó chỉ giao dịch ở các sàn Bitcoin trên thế giới. Dù có một số nước hợp thức hóa Bitcoin nhưng cũng chỉ cơng nhận là đồng tiền giao dịch chứ không phải tiền tệ thật sự như các loại đồng tiền khác. Do vậy người sở hữu

rất dễ gặp phải những vấn đề pháp lý hay vi phạm pháp luật về nguyên tắc hoạt động và các nghĩa vụ thuế...

Rủi ro hoạt động: Đối với người dùng nói chung, họ có thể bị thiệt hại vì

các thay đổi trong giao thức mã nguồn hay các nhân tố thành phần khác của hệ thống: Dù giao thức mã nguồn của đồng tiền mã hóa như Bitcoin được cho là không thể thay đổi. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, nguyên tắc này vẫn có thể thay đổi nếu nhận được sự chấp nhận của phần lớn cộng đồng Bitcoin, dẫn đến rủi ro cho người dùng. Mặc dù vậy, rủi ro này là rất thấp. Bên cạnh đó, hệ thống mạng và máy móc có thể bị đánh sập hoặc tấn công bất cứ lúc nào, do đó người dùng đối mặt với nguy cơ bị mất cắp tiền mà khơng có cơ quan hay đơn vị quản lý nào hỗ trợ. Ví dụ như vụ việc Sàn Mt. Gox bị tấn công mạng dẫn đến mất thông tin hàng ngàn tài khoản và bị đánh cắp số lượng lớn đã làm chao đảo thị trường đồng Bitcoin.

Đối với những người tham gia hoạt động khai thác (miners) phải đầu tư vốn lớn vào hệ thống máy tính cho việc đào tiền. Việc giá tiền mã hóa (như đồng Bitcoin) biến động lên xuống gây ra rủi ro khơng bù đắp được chi phí đã bỏ ra. Hơn nữa, khi những người này tập hợp để tạo thành nhóm đào Bitcoin, việc phân chia giá trị tiền thưởng Bitcoin khơng đồng đều do khó tránh được việc mâu thuẫn lợi ích với nhau.

Đối với người tham gia với tư cách đầu tư: thực tế để tham gia vào hoạt động đầu tư, họ phải thông qua các sàn giao dịch. Khi các sàn này phá sản hay chấm dứt hoạt động thì người đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Họ có thể mất quyền truy cập vào tài khoản Bitcoin hay mất lượng Bitcoin mà mình có trong đó.

Rủi ro về thay đổi về giá trị: Quy luật về kinh tế vẫn không thay đổi đối

với tiền mã hóa, lợi nhuận rất cao, có thể tăng hàng nghìn phần trăm và hơn thế nữa trong thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể giảm đến mức khơng còn giá trị giao dịch. Những thay đổi về giá trị của tiền điện làm cho nó trở thành một canh bạc - nghĩa là bạn sẽ khơng biết được nó sẽ thay đổi ra sao và rất

khó để dự báo giá trị của tiền điện tăng hay giảm trong tương lai nhất là với những tiền mã hóa khơng có giá trị vốn hóa cao trên thị trường. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho con người khi đang nắm giữ tiền mã hóa.

Rủi ro về hoạt động phạm pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố: Bitcoin

là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao, khơng có địa chỉ của người mua và người bán, khơng có bên thứ ba (khơng có hệ thống thanh tốn và giám sát bởi định chế tài chính uy tín) và do đó khơng có phí giao dịch, nên Bitcoin dễ dàng bị lợi dụng trở thành công cụ cho tội phạm rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp hay tài trợ cho các hoạt động khủng bố…

Sử dụng Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác được xem như lựa chọn của những người trốn thuế. Tài khoản giao dịch Bitcoin có tính ẩn danh do đó việc xác định người giao dịch không dễ dàng, do vậy mà khoản thu nhập đến từ giao dịch Bitcoin là khơng phải đóng thuế . Bởi lẻ, trong các giao dịch này, không cần đến một tài khoản ngân hàng hay một bên thứ ba liên quan. Hơn nữa, đối với đa số các nước chưa có luật định rõ ràng về Bitcoin thì các giao dịch liên quan đến Bitcoin có thể xem là khơng phải có nghĩa vụ thuế và gây nhiều tranh cãi.

Ngoài ra, Bitcoin dễ dàng bị lợi dụng trở thành công cụ cho tội phạm rửa tiền hay tài trợ khủng bố. Tội phạm thực hiện hoạt động phi pháp như tin tặc, buôn bán ma túy, buôn lậu, cờ bạc trái phép sử dụng Bitcoin như phương tiện thanh toán do các đặc điểm trong hệ thống giao dịch của nó dễ dàng cho việc mua bán hàng hóa phi pháp hay hỗ trợ cho những hoạt động phi pháp. Từ đó, số lượng Bitcoin được thanh toán này được chia nhỏ ra thanh toán cho những giao dịch mua bán khác để đổi lấy Bitcoin khác hoặc chuyển sang sàn giao dịch khác để hợp pháp hóa các Bitcoin này hay bán đi đổi lấy tiền thực.

Rủi ro mất trắng: Bitcoin và các loại tiền mã hóa do cá nhân và tổ chức

phát hành nhưng chủ yếu do cá nhân nhà đầu tư, khai thác và cất giữ. Sở hữu tiền mã hóa chủ yếu là sở hữu cá nhân không qua trung gian và khơng có bên thứ ba khơng chịu sự quản lý của NHTW hay Chính phủ vì vậy khi người chủ sở hữu khơng cịn thì số tiền mã hóa mà người đó sở hữu khơng thể chuyển được cho người khác và khơng có tổ chức nào đứng ra bảo lãnh quyền thừa kế hoặc những quyền lợi khác cho những người thân của người quá cố, tiền mã hóa phụ thuộc hồn tồn vào cơng nghệ con người gần như không thể can thiệp được để thay đổi quyền sở hữu…

Lỗi giao dịch: Vì hệ thống hoạt động của tiền mã hóa là các phương trình số

hóa nên khơng có gì đảm bảo rằng nó sẽ ln chính xác 100%, một vài giao dịch sẽ bị lỗi trong quá trình hoạt động khi hệ thống khơng ổn định, hoặc do sai sót từ phía con người sẽ dẫn đến những lỗi giao dịch không mong muốn khi sử dụng tiền mã hóa.

Đối với hệ thống tài chính: Tiền mã hóa có thể mang lại rủi ro trong dài

hạn và liên quan đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Việc sử dụng rộng rãi tiền mã hóa và các sản phẩm tài chính tự mã hóa liên quan sẽ gia tăng tổn thương tài chính và rủi ro hệ thống. Việc giám sát kỹ lưỡng sự phát triển này là cần thiết và những công nghệ mới này đòi hỏi của các nhà quản lý và các cơ quan giám sát cần tăng cường khả năng chuyên môn. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như việc thực hiện các khoản thanh tốn có khối lượng, giá trị lớn, các quy định hiện hữu có thể cần phải mở rộng để bao gồm các công ty sử dụng công nghệ mới, nhằm ngăn chặn việc tích tụ rủi ro hệ thống.

Mặc dù Bitcoin và tiền mã hóa chưa gây ra vấn đề nghiêm trọng nào đối với chính sách tiền tệ nhưng có thể sẽ gây ra các mối quan ngại nếu Bitcoin và các loại tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi hơn. Đặc điểm của tiền mã hóa khiến cho về nguyên tắc Bitcoin cũng như các loại tiện điện tử khác có rủi ro lạm phát hạn chế không giống như các đồng tiền được cung cấp

trước đây mặc dù có ý kiến cho rằng sự phát triển nhanh và gia tăng tổng số lượng tất cả các đồng tiền mã hóa có thể dẫn đến lạm phát.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w