Các khuyến nghị về sử dụng, giao dịch tiền mã hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 147 - 150)

4.1 .Thực trạng khai thác, sử dụng và quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam

4.2 Gợi ý chính sách quản lý tiền mã hóa ở Việt Nam

4.2.1 Các khuyến nghị về sử dụng, giao dịch tiền mã hóa ở Việt Nam

Thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có khung pháp lý chính thức về tiền mã hóa và nó khơng nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm, không phải là phương tiện thanh tốn hay cơng cụ chuyển nhượng và chưa được ghi nhận trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của hệ thống pháp luật dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho an ninh tiền tệ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội. Việt Nam cũng chưa cơng nhận bất cứ loại hình tiền mã hóa, nhà đầu tư sẽ chịu tồn bộ rủi ro khi tham gia đầu tư vào các hoạt động đầu tư tiền mã hóa, sản phẩm ảo khơng được pháp luật bảo hộ. Do vậy người dân cần nêu cao cảnh giác trước khi tham gia vào các hoạt động đầu tư, huy động vốn thông qua các hoạt động giao dịch mua bán tiền mã hóa đặc biệt là các loại tiền mã hóa trả thưởng theo mơ hình mạng lưới đa cấp như đã diễn ra với tiền ảo ifan tại thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ vào tình hình thực tế về sự phát triển tiền mã hóa và các hoạt động của nó trên lãnh thổ Việt Nam ngày 11/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó Thủ tướng Chính phủ u cầu các cơ quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn khơng được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa trái pháp luật.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền mã hóa theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền mã hóa làm tiền tệ, phương tiện thanh tốn trái pháp luật.

Chỉ đạo các công ty đại chúng, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khốn khơng được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và mơi giới giao dịch liên quan tới tiền mã hóa trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

Nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền mã hóa (ICO).

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền mã hóa.

Đối với Bộ Cơng an

Chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thơng qua tiền mã hóa, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền mã hóa để chiếm đoạt tài sản.

Tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thơng qua tiền mã hóa, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền mã hóa làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

Đối với Bộ Công Thương:

Phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền mã hóa hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền mã hóa để chiếm đoạt tài sản.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử.

Trên trang thông tin điện tử của Bộ Cơng thương đã có trả lời hỏi đáp rất cụ thể đó là việc phát hành cung ứng và sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn ở Việt Nam là bất hợp pháp, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định

80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định101/2012/NĐ- CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

Phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp là các phương tiện thanh tốn khơng thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này. Theo quy định này, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác sẽ khơng được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền mã hóa đến thời điểm tháng 4 năm 2022 là không hợp pháp. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Thứ hai, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2017 (Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13), tại điểm h, Khoản 1, Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1/1/2018 người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

Đối với Bộ Tư pháp:

Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thơng lệ quốc tế, đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền mã hóa (ICO).

Đối với Bộ Thơng tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan thơng tin, báo chí tăng cường cơng tác thơng tin, tun truyền kịp thời, chính xác về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc người dân tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền mã hóa. Khơng đưa các thơng tin khơng chính xác gây tâm lý bất lợi về tiền mã hóa, Bitcoin.

Hiện nay ở Việt Nam có một số mơ hình kinh doanh theo phương thức đa cấp sử dụng tiền mã hóa trên khơng gian mạng phổ biến như: Đầu tư ngoại hối, ủy thác đầu tư tài chính; chào bán cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp; ICO (huy động vốn thông qua việc phát hành một loại tiền mã hóa); các đồng tiền mã hóa; mơ hình giao dịch nhị phân. Tình hình vi phạm quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp trên không gian mạng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước với nhiều phương thức thủ đoạn mới… Do đó, đây được xem là mơi trường tốt để kẻ xấu lợi dụng trục lợi cá nhân. Tại Việt Nam, lừa đảo tiền mã hóa đã từng xảy ra qua các sàn giao dịch ngoại hối (Forex) với hàng trăm nghìn nạn nhân đã sập bẫy và hậu quả để lại cũng vô cùng nghiêm trọng, đã có hàng chục nghìn người bị hại với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền mã hóa (Cryptocurrentcy): Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam. (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w