Như đã chứng minh tại mục 1.4, hiện nay việc thực hiện nguyên tắc đồng thuận thông qua thực hiện bộ nguyên tắc FPIC đang là cách thức hiệu quả và phổ biến nhất trên thế giới. Đối với Việt Nam, bộ nguyên tắc này cũng tỏ ra rất phù hợp với bối cảnh chính trị - pháp lý đương thời.
Trước tiên, cần khẳng định rằng nguyên tắc FPIC có sự tương thích nhất định với khung cảnh chính trị - pháp lý của Việt Nam hiện nay. Trên góc độ chính trị, như đà trình bày tại Phụ Lục 1, Việt Nam có cách tiếp cận khá cẩn trọng với khái niệm “người bản địa”, cũng như khái niệm “quyền của người bản địa”. Có lẽ đó là lý do chính Việt
Nam chưa phê chuẩn Cơng ước về các dân tộc và bộ lạc bản địa 1989.94 Điều này có thể gây ra sự lo lắng rằng FPIC - vốn mang bản chất một cách thức tiếp cận dựa trên quyền của người bản địa - có thể khơng được nền chính trị Việt Nam cho phép dung nạp. Tuy nhiên tác giả cho rằng nhận định này có phần bi quan, bởi, FPIC hướng đến quyền tự quyết bên trong (tự định đoạt về các định hướng chính trị, tác động đến trật tự chính trị mà mình sống bên trong, và bảo tồn các giá trị văn hóa, sắc tộc, lịch sử, và lãnh thố) thay vì quyền tự quyết bên ngoài (tự định đoạt địa vị quốc tế và tự giải phóng, tự định đoạt việc thành lập quốc gia độc lập).95’96 Nói cách khác, FPIC hướng đến việc bảo vệ các quyền của cộng đồng bản địa nhưng vần trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, tơn trọng sự tồn vẹn chủ quyền của quốc gia và không thừa nhận quyền li khai của người bản địa.
94 ILO, ‘Up-to-date Conventions and Protocols not ratified by Vietnam’ < https://www.ilo.Org/dyn/normlex/en/f?
p=NORMLEXPUB:l 121Q:O::NQ::P11210 COUNTRY ID: 103004 > truy cập ngày 09/6/2022.
95 Mauro Barelli, ‘Shaping Indigenous Self-Determination: Promising or Unsatisfactory Solutions?’ (2011) 13:4 International Community Law Review 413.
96 Tác giả Mauro Barelli dường như thuộc vào nhóm các học giả mở rộng phạm vi của khái niệm “quyền tự quyết bên ngoài”, về vấn đề này, xem thêm tại Phụ Lục 1.
97 Chỉ căn cứ vào vãn phong của pháp lệnh thì có thế thấy các đơn vị hành chính cơ sở khác (phường, thị trấn) và các đơn vị tố chức tự quản cộng đồng khác (làng, ấp, bản, trại, khu phố, khóm, tiểu khu...) chưa được đề cập đến. Tuy
Trên góc độ pháp lý, các điều kiện lý tưởng để áp dụng FPIC dường như rõ ràng hon với sự ghi nhận nhũng khía cạnh nhất định cùa các quyền tập thể trong pháp luật. Theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn 2007 (“Pháp lệnh dân
chủ CO’ sỏ’ 2007”), người dân địa phương ở xã, phường, thị trấn thảo luận và “quyết định
trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi cơng cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phổ do nhãn dân đóng góp tồn bộ hoặc một phần kinh phí và các cơng việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật” (nhấn mạnh do tác giả thêm vào). Như vậy có thể kết luận
rằng pháp luật nước ta thừa nhận ở mức độ nào đó quyền tự quyết bên trong của các cộng đồng dân cư theo đơn vị lãnh thồ hành chính cấp xã, phường, thị trấn và đơn vị tồ chức tự quản cộng đồng cấp thôn, tổ dân phố.97 Đồng thời, điều luật cũng để dư địa cho
việc mở rộng các lĩnh vực mà người dân được tự quyêt. Rõ ràng, đây là một điêu rât hứa hẹn đối với việc nâng cao dân chủ cơ sở bởi bàn bạc và quyết định là hình thức thực hành quyền của người dân trực tiếp và hiệu quả hơn nhiều so với việc cho ý kiến.
Luật Đất đai 2013 cịn có sự tiếp cận trực tiếp hơn khi trao quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư bên cạnh các chủ thể khác (cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ sở tơn giáo), đặc biệt là sự công nhận địa vị pháp lý của họ bình đẳng với những người sử dụng đất khác, trong khi đó theo Luật Đất đai 2003 thì cộng đồng dân cư khơng được bồi thường khi bị thu hồi đất nồng nghiệp.98 Đây là cơ sở pháp lý trực tiếp và rõ ràng nhất cho việc áp dụng nguyên tắc FPIC trên nền tảng các quyền đã có cùa người bản địa đối với đất đai và các nguồn tài nguyên của họ.
nhiên, điều này khơn nhất thiết có ý nghĩa loại trừ việc các đơn vị không được nhẳc đến này ra khởi quy chế của Pháp lệnh, mà theo tác giả, nên hiểu rằng “xã” ở đây đà bao gồm “phường” và “thị trấn”, cũng như “thôn, tổ dân phố” ở đây đà bao gồm các đơn vị tự quản khác.
98 Điều 43 Luật Đất đai 2003.
99 Dan lại từ Pham Thu Thuy và cộng sự, ‘Adapting Free, Prior, and Informed Consent (FPIC) to Local Contexts in REDD+: Lessons from Three Experiments in Vietnam’ < https://www.mdpi.com/1999-4907/6/7/2405> truy cập ngày 10/6/2022.
Nguyên tắc FPIC vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng không phải vấn đề quá xa lạ. Thực chất, FPIC đang dần dần trở nên quen thuộc với Việt Nam nhờ có sự phổ biến của các tiêu chuẩn mang tính quốc tế nhờ nỗ lực của các tổ chức xã hội và cả các tố chức nước ngoài. Một nghiên cứu về các chương trinh thử nghiệm được thực hiện tại Việt Nam đã liệt kê một danh sách gồm 3 ví dụ tiêu biểu: Chương trình hợp tác REDD+ cùa LHQ Việt Nam (“UN-REDD”) thực hiện tại Lâm Đồng nãm 2010; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng núi (“CERDA”) thực hiện tại Thái Nguyên năm 2011; và dự án I-REDD+ được thực hiện tại Nghệ An năm 2012.99 Các nỗ lực này đã đem lại một số kết quả quan trọng: một mặt, các nỗ lực này đã cho thấy (như các tác giả thể hiện trong bài viết) FPIC thực chất khơng có yếu tố xung đột với pháp luật Việt Nam về mặt nguyên tắc; mặt khác cũng cho thấy một số khó khăn trong việc xây dựng
một mơ hình FPIC phù hợp.