Định hướng hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc đồng thuận trong quản trị các dự án sử dụng đất của cộng đồng người bản địa kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho việt nam (Trang 64 - 65)

3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

3.3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật

Để phục vụ mục đích của phần này, trên góc độ kỹ thuật ta có thể tạm chia các quy định pháp lý điều chỉnh dự án đầu tư có sử dụng đất của người bản địa thành 03 nhóm: (i) nhóm quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; (ii) nhóm quy định về cấp phép và triển khai dự án và (iii) nhóm quy định về chuyển dịch quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Có thể nhận xét sơ bộ rằng hai nhóm quy định đầu tiên thiết lập các mục tiêu quản trị, cịn nhóm thứ ba quyết định việc trao đổi quyền lợi (cùa người bản địa) để thực hiện các mục tiêu đó. Tuy nhiên đế đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật thì cách phân loại dựa trên nội dung cụ thế của các nhóm quy định này thay vì mục đích sẽ là thuận tiện hơn.

Trong 3 nhóm quy định này, nhóm đầu tiên có nội dung bảo vệ các mục đích cơng cộng rõ ràng. Quy hoạch được xây dựng từ trên xuống đế đảm bảo phục vụ cho các chương trình và chiến lược phát triển có tầm nhìn rộng và lâu dài, do đó rất khó đế địi hởi q trình này phải phản ánh các lợi ích cục bộ địa phương. Tuy nhiên, sự tồn tại cùa việc lấy ý kiến người dân trước khi bắt đầu xây dựng quy hoạch tại các cấp và tổng hợp, cung cấp thông tin từ cấp huyện lên đến trung ương lại cho phép suy luận rằng quá trình quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất phải kiềm chế không làm gây tổn hại đến các lợi ích cục bộ địa phương. Do vậy các kiến nghị dưới đây liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ tập trung vào sự kiềm chế đó.

Đối với hai nhóm quy định sau, yêu cầu bảo vệ các lợi ích mang tính cục bộ được nhấn mạnh hơn bởi đó là những vấn đề rất cụ thể và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bản địa. Nhóm quy định này sẽ phải được sửa đồi, bồ sung theo hướng bảo vệ ở mức độ cao nhất quyền lợi chính đáng của cộng đồng bản địa. Và “mức độ cao nhất” ở đây có được hiếu là phải dứt khốt đặt quyền lợi của cộng đồng bản địa lên trên các mục tiêu cụ thể; nếu dự án không thể đảm bảo yếu tố này và Nhà nước khơng thế có biện pháp hỗ trợ khả dĩ thì cần bảo tồn nguyên vẹn các quyền và lợi ích của người dân; bởi khi đó sự tổn thất về quyền của người bản địa lớn hơn nhiều so với tổn thất về quyền của nhà đầu tư. Dĩ nhiên, khi trường hợp đó xảy ra cũng đồng nghĩa với việc dự án

không được triên khai. Do vậy việc hồn thiện hai nhóm quy định này sẽ có hai mục tiêu chính: vừa đặt ra các quy định nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của cộng đồng bản địa và ngăn chặn bất kỳ phần nào của dự án khi chưa đảm bảo được nguyên tắc đồng thuận, vừa tại khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho khả năng đạt được sự nhất trí của các bên.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc đồng thuận trong quản trị các dự án sử dụng đất của cộng đồng người bản địa kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)