Khái quát tình hình người khuyết tật ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 32)

3.1.175. Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi tiếp giáp giữa Bắc bộ và miền Trung, là mảnh đất mang đậm dấu ấn lịch sử nơi có kinh đơ đầu tiên của nhà nước quân chủ tập quyền Việt Nam, trải qua 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý từ năm 968 đến năm 1010.

3.1.176. Ninh Bình nằm cách thủ đơ Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đơng Nam giáp biển Đơng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hố, phía Tây và phía Đơng Bắc giáp tỉnh Hồ Bình. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi, quy tụ ba loại địa hình: đồi núi và bán sơn địa, đồng bằng ven biển, vùng chiêm trũng. Nhờ vậy nơi đây có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, là môi trường sinh sống tốt của các loài động vật, thực vật trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Có thể kể đến bốn khu rừng lớn ở Ninh Bình như rừng Cúc Phương, rừng Vân Long, rừng Hoa Lư và rừng Kim Sơn, cùng với đó là các khu dự trữ sinh quyển quý báu của thế giới.

3.1.177. Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.376,7km2, dân số là 907.755 người, phân bố 8 đơn vị hành chính cấp huyện với 146 xã, phường, thị trấn, diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất 69,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Ninh Bình có hệ thống giao thơng khá thuận lợi về đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Nằm trên giao lộ các trục đường bộ lớn như tuyến đường Quốc lộ 1A chạy dọc tỉnh, Quốc lộ 10 đi các tỉnh miền duyên hải Bắc bộ, tuyến đường 6 đi Tây Băc theo quôc lộ 477, quôc lộ 45 nơi đường 1A với đường Hơ Chí Minh. Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua song song với quốc lộ 1A với chiều dài khoảng 20km và có 4 ga đỗ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vận tải thông thương giữa hai miền Bắc Nam như dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách và làm đầu mối đón khách du lịch đến Ninh Bình bằng đường sắt.

3.1.178. Đứng trước những thuận lợi và nhận được những đánh giá tốt về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương tuy nhiên khơng tránh khỏi những khó khăn, hạn chế do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch giữa các vùng miền ngày càng rõ nét, nó khơng chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở cả các lĩnh vực xã hội; nhất là về nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân và cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức và thực hiện pháp luật về TGPL cho người được TGPL. Sự gia tăng về sớ lượng người từ các tình thành khác đến sinh sơng, học tập và làm việc đã kéo theo nhiều vấn đề xã hội có liên quan và rất cần sự điều chỉnh của những quy phạm đặc thù của tỉnh như về an ninh trật tự, an sinh xã hội, bảo trợ xã hội...

3.1.179. Theo một báo cáo về tình hình phát triển kinh tế Ninh Bình trong năm 2020, cho thấy kinh tế tỉnh Ninh Bình có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,78%. Trong đó, khu vực nơng - lâm - thủy sán đạt trên 4.281,9 tỷ đồng, tăng 3,18%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt trên 16.185,8 tỷ đồng, tăng 11,47%, riêng công nghiệp đạt trên 12.467,9 tỷ đồng, tăng 10,42%; khu vực dịch vụ đạt trên 14.437,5 tỷ đồng, tăng 3,06% so với năm 2019. GRDP bình quân đầu người đạt 64,91 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với năm 2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp; năm 2020 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là 45,1%; nông, lâm, thủy sản là 13,1%;

dịch vụ là 41,8%. Thu ngân sách Nhà nước có chun biên tích cực vê cơ câu sơ thu và là năm cao nhât từ đâu nhiệm kỳ đến nay với tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 19.199 tỷ đồng, vượt 32,2% dự toán HĐND, tăng 14,8% so với năm 2019.[21, ]

3.1.180. Ngoài ra, liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn, tính đến năm 2020, trên địa bàn tồn tỉnh có 25.950 NKT, chiếm 2,6% dân số, trong đó tập trung nhiều vào nhóm khuyết tật vận động chiếm 43,6%; khuyết tật thần kinh chiếm 17,4%; khuyết tật trí tuệ chiếm 14,3%; khuyết tật nghe nhìn chiếm 10,8%. về nhóm tuổi: người khuyết tật dưới 16 tuổi chiếm 10,9%; từ 16 đến 60 tuổi chiếm 54,5%; nhóm trên 60 tuổi chiếm 34,6% [22, tr.].

3.1.181. Chính vì vậy, rất cần phải tăng cường công tác thực hiện pháp luật về đảm bảo quyền được TGPL của NKT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho cán bộ, nhân dân nói chung để chấp hành đúng pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người NKT, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương và bảo đảm công bằng xã hội cho cơng dân - đó là u cầu khách quan và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w