3.1.191. Đổi với chủ thể thực hiện chính trong hoạt động bảo vệ quyền được TGPL của NKT, đó là Trung tâm TGPL Nhà nước: Thực hiện Luật TGPL, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành các quyết định đổi tên, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm TGPL và chỉ đạo Sờ Tư pháp tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Trung tâm luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Tư pháp, sự phối hợp và tạo điều kiện của các cấp ủy chính quyền địa phương nên hoạt động TGPL nói chung, hoạt động tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định;
3.1.192. Các cấp chính quyền ở cơ sở đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của chính sách TGPL, chương trình giảm nghèo trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý; công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với Trung tâm Trợ giúp pháp lý và người thực hiện TGPL ngày càng tôt hơn; sự phối hợp, trao đổi giữa Sở Tư Pháp- Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành với các cơ quan Thành viên hội đồng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
3.1.193. Sở Tư pháp đã tăng cường bổ sung nguồn Trợ giúp viên pháp lý cho Trung tâm và phát triển mạng lưới cộng tác viên ở một số ngành, tổ chức chính trị (Sở Tài ngun và Mơi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội Cựu chiến binh...), chú trọng xây dựng cộng tác viên TGPL ờ cấp xã đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về TGPL để khắc phục tình trạng thiếu nguồn Trợ giúp viên pháp lý hiện nay. Cụ thể, Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) được hoàn thiện dần. Mặc dù đến nay Trung tâm cịn có 07 TGVPL đã giảm 01 TGVPL (do nghỉ thôi việc) tuy nhiên 100% các TGVPL được đào tạo bài bản, năng động đã hồn thành khóa đào tạo hành nghề Luật sư, có 02 TGVPL được nâng hạng TGVPL hạng II và 02 TGVPL hồn thành khóa học lớp Bồi dưỡng TGVPL hạng II nên việc tư vấn, bảo vệ quyền lợi của người dân được nâng lên một bước đáng kể, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận kịp thời thông tin về tổ chức và hoạt động TGPL; kịp thời tháo gỡ, giải toả những vướng mắc pháp luật đơn giản ngay tại cộng đồng dân cư, góp phần hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân.
3.1.194. Phát triển mạng lưới hoạt động về bảo đảm quyền quyền được TGPL của NKT ở cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh: đã có sự chủ động, tích cực tham gia phối hợp hoạt động của Trung tâm TGPL Nhà nước với nhiều tổ chức chính trị xã hội khác trên mỗi địa bàn như Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Thanh Bình, Ninh Nhất (TP. Ninh Bình); Lạc Vân, Thượng Hịa, Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lạc, Thạch Bình, Phú Sơn (huyện Nho Quan); Gia Lạc, Gia Phú, Gia Lập, Liên Sơn (huyện GiaViễn); Lai Thành, Kim Mỹ, cồn Thoi (huyện Kim Son); xã Trường Yên huyện Hoa Lư, xã Khánh Thủy, thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh); xã Yên Mỹ, Yên Lâm (huyện Yên Mô) và phường Tân Bình (thành phố Tam Điệp)...
3.1.195. - Đối với hoạt động thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền được TGPL của NKT. Thời gian qua tuy cịn nhiều khó khăn về nhân lực cũng như cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động nhưng với quyết tâm cao, đội ngũ viên chức, cộng tác viên của Trung tâm TGPL cùng với các tổ chức tham gia TGPL đã thực hiện TGPL cho người được TGPL đã đạt được những kết quả nhất định trong năm 2020 được cơ quan quản lý Nhà nước thống kê trong Bảo cáo công tác trợ giúp lý năm 2020. Qua bảng báo cáo cho thấy, số vụ việc thực hiện trong năm 2020 là 331 (trong đó 45 vụ việc đã được thụ từ kỳ trước chuyển sang, số vụ việc thụ trong kỳ là 286) trong đó số vụ việc hồn thành là 272 vụ việc (Số liệu được lấy từ bảng 2.2). Nội dung chi tiết vụ việc hoàn thành được thống kê theo bảng biểu như sau:
3.1.196. Số lượng người được trợ giúp pháp lý theo kỳ báo cáo của năm 2020
3.1.197. 3003.1.198. 250 3.1.198. 250 200 150 100 50 nhân và gia đình