Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của NKT góp phần xây dựng Tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 48)

Pháp luật hình sự Pháp luật dân sự, hơn Pháp luật hành chính Lĩnh vực pháp luật khác

3.1.3. Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của NKT góp phần xây dựng Tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh

3.1.275. Quan điểm xã hội hóa nói chung và xã hội hóa hoạt động TGPL nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện nhất quán trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cho đến Đại hội lần thứ XIII và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ưong. Quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển TGPL từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nêu rõ:

3.1.276. Trợ giúp pháp lý là loại hình dịch vụ pháp lý đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng dịch vụ của Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, người có cơng với cách mạng, người có hồn cảnh đặc biệt, góp phần thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN trong điều kiện đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.1.277. Theo đó, để đáp ứng u cầu xã hội hố hoạt động TGPL cần phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội tham gia vào q trình thực hiện pháp luật về TGPL; ngành Tư pháp giúp Nhà nước làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện pháp luật về TGPL cho người được TGPL, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hướng dẫn, huy động sự tham gia, đóng góp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đáp ứng yêu cầu TGPL đa dạng, phong phú của người dân. Luật TGPL năm 2006 đã thể hiện rõ quan điểm này của Đảng và Nhà nước về đa dạng hóa các chủ thể thực hiện pháp luật về TGPL; trong đó, Trung tâm TGPL làm nịng cốt và thu hút các tổ chức (Cơng ty luật, Văn phịng Luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật), cá nhân (nhà khoa học, các chuyên gia pháp lý,...) tham gia thực hiện và bảo đảm quyền được giúp đỡ về mặt pháp lý của người được TGPL khi họ có vướng mắc về pháp luật.

3.1.278. Thực hiện pháp luật về TGPL cho người dân ở Ninh Bình theo hướng xã hội hóa phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngành Tư pháp, gắn với cơng cuộc cải cách tồn diện hệ thống các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, biên chế và cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của Trung tâm TGPL cịn khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu TGPL của người dân, thì việc huy động các tổ chức chính trị- xã hội tham gia thực hiện pháp luật về TGPL là yêu cầu khách quan, đáp ứng nhu cầu TGPL đa dạng của người được TGPL. Vì vậy, để phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội vào quá trình thực hiện pháp luật về TGPL, cũng như tạo điều kiện cho người được TGPL bất cứ ở đâu, nơi nào được cung cấp tốt nhất các dịch vụ pháp lý thì việc tạo cơ chế để các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động là cần thiết. Tuy nhiên, để việc xã hội hố có hiệu quả thì pháp luật về TGPL phải quy định các nguyên tắc phối họp và cơ chế huy động cụ thể trong việc thực hiện pháp luật về THPL, trong đó Nhà nước đóng vai trị chủ đạo, tránh tình trạng xã hội hố khơng có định hướng.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w