Liên quan đến cách thức vận hành “thiết chế” trong bảo đảm quyền được TGPL của NKT

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 45)

Pháp luật hình sự Pháp luật dân sự, hơn Pháp luật hành chính Lĩnh vực pháp luật khác

2.3.2. Liên quan đến cách thức vận hành “thiết chế” trong bảo đảm quyền được TGPL của NKT

3.1.236. về việc tơ chức mơ hình thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền được TGPL của NKT ở cơ sở chưa thống nhất: Hiện nay, hệ thống tổ chức TGPL gồm các tổ chức TGPL ở trung ươngvà cấp tỉnh. Đối với cấp huyện và cấp xã, tùy theo tình hình và điều kiện của mồi địa phương có thể thành lập một số tổ chức TGPL như: Chi nhánh, Tổ TGPL, Câu lạc bộ TGPL thơn đặc biệt khó khăn... Do vậy, việc thành lập tổ chức TGPL cấp huyện, cấp xã chưa tiến hành đồng bộ, khơng thống nhất tên gọi, mơ hình TGPL trong tồn quốc mà phụ thuộc nhiều vào tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Chính sự khơng thống nhất về mơ hình TGPL ở cơ sở đã ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng thực hiện pháp luật về TGPL cho người được TGPL trong thời gian qua.

3.1.237. Mặt khác, việc QLNN đối với công tác TGPL ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa tổ chức TGPL với chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL, nhất là về biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, kinh phí hoạt động các tổ chức TGPL ở cấp huyện và cấp xã.

3.1.238. Chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm chưa được điều chỉnh tương xứng với yêu cầu và trách nhiệm cơng việc (khơng có chế độ phụ cấp cơng vụ, chưa có chế độ phụ cấp thâm niên theo nghề,...); mặt khác, mức thù lao chi cho cộng tác viên TGPL và Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện vụ việc TGPL hiện nay là quá thấp chưa đảm bảo được sự khun khích, thu hút lực lượng trẻ và bơ sung nguôn Trợ giúp viên, cộng tác viên TGPL của Trung tâm.

3.1.239. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc cho các chuyên viên, cộng tác viên TGPL của Trung tâm còn nghèo nàn, thiếu thốn. Các loại thiết bị khác như điện thoại, máy fax, tủ sách pháp luật cịn thiếu thốn, khó khăn; trong lúc cơng tác tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại là cần thiết; ngồi ra, thiếu các tài liệu pháp luật tham khảo đã làm hạn chế trong việc tiếp cận nguồn các văn bản pháp luật mới ban hành, kể cả sách, báo pháp luật cũng hạn chế. Mức độ số hóa cho việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền được TGPL cịn chậm, chưa hình thành các cơ sở dữ liệu chuyên dùng về lĩnh vực TGPL và hình thành hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí trên trang điện tử của Sở Tư pháp.

3.1.240. Khơng được cấp kinh phí chi cho hoạt động TGPL cho NKT; chủ yếu phải tổ chức lồng ghép với các hoạt động, chương trình khác của cơ quan, đơn vị.

3.1.241. Hạn chế về kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền TGPL của NKT: việc kiện tồn Trung tâm TGPL

cịn chậm, do thiếu nguồn cán bộ, số lượng Trợ giúp viên pháp lý chưa đảm bảo do chủ yếu là lực lượng trẻ mới vào ngành, kiến thức pháp lý và xã hội chưa đủ bao quát. Theo Đề án phát triển mạng lưới hoạt động của Trung tâm TGPL đã được UBND tỉnh phê duyệt, Trung tâm TGPL được thành lập 3 Chi nhánh TGPL đặt tại huyện Kim Sơn, huyện Nho Quan, thành phố Tam Điệp; các huyện còn lại như Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia Viễn chưa thành lập được Chi nhánh.

3.1.242. Hoạt động của một số Câu lạc bộ cịn mang tính hình thức: thơng qua thống kê tại bảng 2.3 về tổng số vụ việc thực hiện trong kỳ báo cáo cho thấy số lượng vụ việc TGPL từ kỳ báo cáo trước còn nhiều, chiếm 15% số lượng vụ việc cần được giải quyết TGPL dẫn đến hiệu quả chưa tuyệt đối, chưa phát huy được lợi thế gần dân, sát dân và bảo đảm tạo thuận lợi cho dân trong việc nêu ý kiến, tham gia trao đổi, thảo luận và còn phụ thuộc nhiều vào mức kinh phí hỗ trợ của Trung tâm TGPL nên chưa bảo đảm phát triển lâu dài, bền vững.

3.1.243. Hạn chế về đội ngũ thực hiện hoạt động bảo vệ quyền được TGPL của NKT: Đội ngũ cộng tác viên tuy đông nhưng chất lượng chưa đồng đều; kỹ năng tư vấn pháp luật, TGPL còn hạn chế. Thời gian cộng tác viên tham gia hoạt động TGPL lưu động chưa nhiều, Trung tâm hiện có 23 người nhưng chỉ có 06 phịng làm việc, phịng tiếp dân, phịng họp chưa có. Thường xun phải thực hiện các hoạt động TGPL tại cơ sở, trung bình hàng năm Trung tâm phải đi đến hơn 70 địa bàn cấp xã, thơn trong tồn tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được cấp xe ô tô để phục vụ hoạt động ở cơ sở, mà phải thuê xe hoặc đi xe máy nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động.

3.1.244. Lực lượng Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên TGPL đã được kiện tồn nhưng chưa có kỹ năng truyền đạt chuyên sâu phù hợp với một số đối tượng đặc thù của NKT (người khiếm thính, người khiếm thị, người bị câm,...); mặt khác, chữa biên soạn được các loại tài liệu pháp luật phục vụ cho các đối tượng đặc thù.

3.1.245. Hạn chế về kết quả thực hiện hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT ở cơ sở. Tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra không những làm chậm tiến độ thực hiện TGPL tại cơ sở và truyền thông theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân của các Trợ giúp viên pháp lý. Ngoài ra, kết quả thực hiện TGPL lưu động ở các huyện, thị xã, thành phố cũng như xã, phường, thị trấn khơng đồng đều, cịn hạn chế, chất lượng TGPL chưa cao; còn nhiều người dân chưa biết đến TGPL, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của người được TGPL trên địa bàn tỉnh

3.1.246. Hạn chê vê công tác phôi hợp thực hiện pháp luật vê bảo đảm quyên được TGPL của NKT để huy động các nguồn lực tham gia TGPL: Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân với các tổ chức TGPL thiếu sự chặt chẽ, chưa hiệu quả; một số cơ quan, ban, ngành ờ tỉnh

và ở cấp huyện như các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng chưa thực sự chủ động phối hợp với Trung tâm TGPL để chỉ đạo triển khai công tác TGPL. Nhiều kiến nghị của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Ninh Bình gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng chưa được trả lời kịp thời, hoặc không giải quyết như một số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân, từ đó dẫn đến hậu quả là đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, người dân phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian và cơng sức, tiền bạc, gây mất lịng tin của nhân dân đối với Nhà nước; bên cạnh đó, việc cung cấp thơng tin, tài liệu để giải quyết vụ việc TGPL gặp khơng ít khó khăn, bất cập.

3.1.247. Một số chính quyền ở địa phương có tâm lý e ngại khi có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý, chưa tạo điều kiện phối hợp trong việc xác minh thu thập chứng cứ tài liệu cho Trợ giúp viên pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL

3.1.248. Cơ chế phối họp với Đoàn Luật sư, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của tỉnh (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia,...) thiếu thường xuyên và chưa chặt chẽ; nên chưa huy động sự tham gia tích cực vào hoạt động TGPL của các tổ chức này và các tổ chức tham gia TGPL (các Văn phòng Luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật).

3.1.249. Mặt khác, các cơ quan truyền thơng của tỉnh (Đài Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình, Cơng ty Viễn thơng Ninh Bình) chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa chính trị, pháp lý của cơng tác TGPL nên sự phối hợp thiếu chặt chẽ, nhịp nhàng dẫn đến tình trạng thực hiện cơng tác truyền thơng về hoạt động TGPL đến với nhân dân còn chưa được tiến hành thường xuyên và rộng khắp hoặc mở các chuyên trang tư vấn pháp luật miễn phí cho cơng dân.

3.1.250. Hạn chê vê cơ sở vật chât, phương tiện làm việc và kinh phỉ thực hiện pháp luật: kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc còn thiếu thốn và hạn chế. Trụ sở làm việc của Trung tâm TGPL cịn chật hẹp, khơng có phịng tiếp dân riêng, vị trí khơng thuận tiện cho người được TGPL đi lại. Nguồn kinh phí cấp hằng năm dành cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ (TGPL lưu động, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng TGPL) còn rất hạn chế, mức hỗ trợ sinh hoạt Câu lạc bộ thấp phần lớn vẫn dựa vào sự hỗ trợ về kinh phí từ các Chương trình, Quỹ TGPL Việt Nam; phương tiện phục vụ TGPL đa phần sử dụng xe của cán bộ, công nhân viên chuyên trách khi đi làm việc đề thực hiện hoạt động trợ giúp nên chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường TGPL ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

3.1.251. Mặc dù pháp luật khuyến khích sự tham gia tự nguyện, tích cực và chủ động đối với hoạt động TGPL, nhưng thực tiễn cho thấy sự tham gia ở mức độ rất hạn chế của đội ngũ luật sư vào hoạt động. Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án hồ trợ người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 ngày 26/07/20019 cho thấy những tổn tại/hạn chế của hoạt động như:

3.1.252. Số vụ việc TGPL cho người khuyết còn rất hạn chế, còn rất nhiều NKT chưa được tiếp cận các dịch vụ pháp lý; hoạt động TGPL cho NKT chưa thật bền vững; công tác quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, nhất là ở cơ sở.

3.1.253. Một số chính quyền địa phương chưa chú trọng đến tuyên truyền và trợ giúp cho NKT. Nguyên nhân do hoạt động truyền thống pháp luật về TGPL mới chỉ dừng lại tại các trung tâm của huyện, xã mà chưa đến được hết các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa; mặt khác chưa tập trung nhiều vào đối tượng NKT, mà chủ yếu TGPL cho người nghèo, người có cơng với cách mạng.

3.1.254. Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên còn thiếu về số lượng, chưa được đào tạo, bồi dưỡng để có kỹ năng chuyên môn khi thực hiện công việc trong công tác TGPL cho NKT và gặp phải những khó khăn, rào cản trong giao tiếp với người ở địa bàn kinh tế khó khăn.

3.1.255. Cơng tác phơi hợp, thơng tin, trun thơng giới thiệu; thực hiện vụ việc bảo đảm quyền được TGPL của NKT hiệu quả chưa cao; do vậy, vẫn còn nhiều người chưa biết được quyền, lợi ích này. Các nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách TGPL cho NKT: Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh khơng được cấp kinh phí để chủ động thực hiện TGPL cho NKT và các phưong tiện làm việc phục vụ cho nhóm đối tượng này. Chính vì vậy, hoạt động cịn mang tính hình thức, chưa chun sâu, chủ yếu được lồng ghép thực hiện trong các chương trình khác nên hiệu quả chưa cao.

3.1.256. Điều này cũng có thể giải thích là do sự thiếu hụt đội ngũ luật sư nói chung cũng như sự vắng bóng của đội ngũ luật sư cơng nói riêng trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Thêm nữa, phần lớn các luật sư tập trung chủ yếu ờ hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khi nhu cầu được TGPL lại chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3.1.258. Những năm qua, Ninh Bình đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt công tác TGPL cho các đối tượng theo quy định, thông qua việc phố biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, TGPL lưu động, hoạt động tham gia tố tụng và thơng qua việc đại diện ngồi tố tụng và việc sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật cho NKT. Từ đó trở thành chỗ dựa vững chắc, cũng cố được lịng tin của NKT khi có vướng mắc về pháp luật, góp phần giữ vững trật tự an tồn xã hội, nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.

3.1.259. Tình hình bảo đảm quyền được NKT của NKT được tiến hành trong nhiều lĩnh vực, phạm vi như Đất đai, nhà ở; Dân sự; Hơn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; Thừa kế; Hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự; Hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; Lao động, bảo hiểm; Chế độ, chính sách dành cho người khuyết tật và chế độ ưu đãi xã hội khác theo nhiều cách thức khác nhau như Tư vấn pháp luật (Tham gia tố tụng; Đại diện ngồi tố tụng; Hịa giải; Giúp đỡ thủ tục hành chính, khiếu nại.

3.1.260. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền được TGPL của NKT ở Ninh Bình vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định; nguyên nhân của những hạn chế đó xuất phát từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương cũng như nhận thức của cán bộ, nhân dân về hoạt động bảo đảm quyền được TGPL của NKT và thực trạng về cơ cấu tổ chức, vận hành hoạt động của BMNN khi tiến hành hoạt động và sự tham gia một cách tích cực, chủ động đến từ các tổ chức tư nhân khác trong địa bàn tỉnh tỉnh làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm quyền được TGPL.

3.1.261. Phân tích những điếm hạn chế của q trình thực hiện pháp luật về TGPL ở tỉnh Ninh Bình, chỉ ra những nguyên nhân, làm cơ sở thực tiễn cho việc xác định các quan điểm định hướng và đề ra những giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền được TGPL của NKT trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật từ thực tiễn tỉnh ninh bình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w