Khái niệm pháp luật viễn thông

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)

Bảng 08 : Chỉ số thành phần của Hạ tầng viễn thông Việt Nam

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật viễn thông

1.2.1. Khái niệm pháp luật viễn thông

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, pháp luật về viễn thông, cùng với các chế định khác của pháp luật là công cụ không thể thiếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu như các quy định của pháp luật chung như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, v.v… là cơ sở pháp lí để tạo ra một sân chơi chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì pháp luật về viễn thông, với tư cách là một chế định của pháp luật mang tính chất chuyên ngành (pháp luật chuyên ngành), là cơ sở pháp lí để đảm bảo cho các hoạt động viễn thông như đầu tư, kinh doanh viễn thơng; viễn thơng cơng ích; quản lý viễn

thơng; xây dựng cơng trình viễn thơng; v.v… diễn ra trong thực tiễn. Bởi vậy, vai trị của pháp luật về viễn thơng thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật về viễn thông ghi nhận và đảm bảo quyền của tổ chức,

các nhân tham gia hoạt động viễn thông. Ghi nhận và đảm bảo quyền của tổ chức, các nhân tham gia hoạt động viễn thông là nhiệm vụ cơ bản của cả hệ thống pháp luật viễn thông. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông không thể được thực hiện hiệu quả trên thực tế nếu thiếu pháp luật về viễn thơng. Vai trị ghi nhận và đảm bảo quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Một là, pháp luật về viễn thông quy định những hoạt động nào là hoạt động cấm, hoạt động bị hạn chế hay có điều kiện. Việc quy định như vậy có ý nghĩa to lớn đối với việc đảm bảo quyền của tổ chức, các nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Hai là, pháp luật về viễn thơng quy định quy trình, thủ tục để tham gia hoạt động viễn thơng (quy trình, thủ tục cấp phép viễn thơng). Ý nghĩa của thủ tục này có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Về phía các doanh nghiệp viễn thơng, việc thực hiện các quy trình, thủ tục để tham gia hoạt động viễn thơng có tính chất "thông báo" với công quyền về việc thực hiện quyền tham gia hoạt động viễn thơng. Về phía cơ quan nhà nước, bằng quy trình, thủ tục đăng ký tham gia hoạt động viễn thơng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập tư cách pháp lý cho các chủ thể kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, theo dõi, giám sát đối với hoạt động kinh doanh viễn thông, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh viễn thông khơng xâm hại tới những lợi ích mà Nhà nước cần bảo vệ.

Ba là, pháp luật về viễn thông quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Thứ hai, pháp luật về viễn thông là công cụ đảm bảo cho các hoạt động

kinh doanh viễn thông vận hành theo các quy luật của thị trường. Đối với pháp luật về viễn thông, việc đảm bảo đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong hoạt động viễn thông của mọi tổ chức, cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là cơ sở, sự đảm bảo pháp lý để các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động viễn thơng của mình trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, pháp luật về viễn thơng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Pháp luật về viễn thông cùng với các chế định pháp luật khác, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Ở cấp độ thứ nhất (theo nghĩa rộng), pháp luật viễn thông gồm nhiều chế định được quy định ở những văn bản pháp luật khác nhau (văn bản quy phạm luật chung) như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại v.v... cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ở cấp độ thứ hai (theo nghĩa hẹp), pháp luật viễn thông là một trong những pháp luật chuyên ngành bao gồm những quy định, chế định trực tiếp điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động viễn thông.

Trong luận án này, khái niệm pháp luật viễn thông được tiếp cận ở cấp độ thứ hai. Theo cách tiếp cận này, pháp luật viễn thông là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động viễn thơng nhằm duy trì, phát triển bền vững và lành mạnh thị trường viễn thơng, qua đó bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hoạt động viễn thông.

Hoạt động viễn thông (Điều 1 Luật Viễn thông năm 2009) bao gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh viễn thơng; viễn thơng cơng ích; quản lý viễn

thơng; xây dựng cơng trình viễn thơng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Như vậy, “Pháp luật viễn thông là tổng hợp các quy phạm pháp luật do

nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động đầu tư, kinh doanh viễn thông; quản lý viễn thông; xây dựng hạ tầng, cơng trình viễn thơng; quản lý hệ thống thơng tin trên các mạng viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông”

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)