Quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)

Bảng 08 : Chỉ số thành phần của Hạ tầng viễn thông Việt Nam

2.1.2. Quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Song song với việc mở cửa thị trường cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh viễn thông, kể cả việc thiết lập hạ tầng mạng, Điều 17 Luật Viễn thông năm 2009 quy định “Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh”. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định việc Nhà nước tiếp tục nắm quyền kiểm sốt thơng qua việc nắm cổ phần chi phối trong một số

doanh nghiệp viễn thơng chủ lực16 có tầm quan trọng đặc biệt đối với tồn bộ mạng viễn thơng quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.

Đây là các yếu tố quan trọng để thúc đẩy đa sở hữu trong các doanh nghiệp viễn thơng và hình thành một thị trường viễn thơng được mở cửa cạnh tranh hoàn toàn, bình đẳng và đúng pháp luật, phù hợp với thơng lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam, nhưng vẫn giữ được vai trị kiểm sốt, điều tiết của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động viễn thông.

Bên cạnh quy định về sở hữu nhà nước trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như trên, pháp luật viễn thông cũng quy định về sở hữu chéo trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, tức là quy định tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Theo đó tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thơng thì khơng được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TTTT quy định. Và doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông sở hữu chéo như trên có trách nhiệm báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ TTTT khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.

Hộp 01: Tách Công ty viễn thông di động Mobifone ra khỏi Tập đoàn VNPT

Mobifone và Vinaphone là hai doanh nghiệp viễn thơng di động thuộc Tập đồn VNPT. Theo Luật Viễn thông, nếu một tổ chức, cá nhân đã sở hữu một mạng viễn thơng thì khơng được sở hữu q 20% một mạng viễn thông khác nên việc tách 1 trong 2 mạng MobiFone hoặc VinaPhone ra khỏi VNPT cũng là địi hỏi bắt buộc.

Cuối tháng 12/2013, Bộ TTTT đã chính thức trình Chính phủ Đề án Tái cơ cấu Tập đồn VNPT.

Ngày 10 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đồn VNPT, theo đó, Cơng ty thơng tin di động MobiFone tách khỏi Tập đồn VNPT và tổ chức lại thành Tổng công ty MobiFone. Sau khi tách, quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone sẽ được chuyển từ VNPT về Bộ TTTT.

Đề án tái cơ cấu VNPT cũng là đòi hỏi của thực tiễn bởi thị trường viễn thơng di động phải hình thành từ 3 - 4 doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định và bền vững.

Thực tế cho thấy, một tổ chức, cá nhân có thể có mặt ở hai, ba cuộc họp hội đồng quản trị của hai, ba cơng ty khác nhau. Lúc đó, các phương án sản xuất kinh doanh được đưa ra nếu có tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này với nhau thì tổ chức, cá nhân đó có thể chỉ bỏ phiếu để ủng hộ một chứ khơng hồn toàn ủng hộ hai hoặc ba doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Đây là hành vi hạn chế cạnh tranh. Thông lệ trên thế giới cũng có những quy định về hạn chế sở hữu chéo này để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nhất là trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường viễn thơng. Tuy nhiên, việc kiểm sốt sở hữu chéo là rất khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp sở hữu chéo rất nhiều. Như vậy, bản chất của quy định sở hữu chéo không phải là Nhà nước kiểm soát vấn đề sở hữu mà là kiểm sốt mơi trường cạnh tranh viễn thơng.

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w