Bảng 08 : Chỉ số thành phần của Hạ tầng viễn thông Việt Nam
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kỹ thuật nghiệp vụ
2.3.2. Tài nguyên viễn thông
Tài nguyên viễn thông là tài nguyên quốc gia, bao gồm kho số viễn thông, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc quyền quản lý của Việt Nam. Trong đó kho số viễn thơng và tài nguyên Internet được điều chỉnh bởi Luật Viễn thơng cịn phổ tần số vơ tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh được điều chỉnh theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Viễn thông, việc phân bổ, ấn định, cấp, đăng ký (sau đây gọi là phân bổ) và sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, phù hợp với quy hoạch kho số viễn thông, tài nguyên Internet; Thứ hai, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong việc phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet;
Thứ ba, bảo đảm sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet được phân bổ hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích;
Thứ tư, ưu tiên phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet cho tổ chức có năng lực cung cấp dịch vụ viễn thơng nhanh chóng trên thực tế; cung cấp dịch vụ viễn thông cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phục vụ hoạt động viễn thơng cơng ích;
Thứ năm, ưu tiên phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet cho tổ chức có năng lực ứng dụng cơng nghệ mới, cơng nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ, dịch vụ.
Và việc phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet được thực hiện theo các phương thức sau đây:
Thứ nhất, đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng kho số viễn thơng, tài ngun Internet có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ;
Thứ hai, trực tiếp theo quy hoạch trên cơ sở tổ chức, cá nhân đăng ký trước được xét cấp trước hoặc được quyền sử dụng trước.
Trước khi Luật Viễn thông ra đời, việc phân bổ tài nguyên viễn thông được thực hiện chủ yếu trên cơ sở xét cấp theo nguyên tắc “ai xin trước cấp trước” ngay cả đối với nguồn tài nguyên quý hiếm mang tính thương mại cao như tần số vô tuyến điện. Việc quản lý tài ngun viễn thơng theo ngun tắc này chưa hồn tồn phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO vì khơng phản ánh đúng giá trị nguồn tài ngun viễn thơng do đó hạn chế việc sử dụng tài nguyên được phân bổ một cách hiệu quả và tiết kiệm, chưa phân bổ đúng cho đối tượng thực sự cần và thực sự có năng lực đồng thời khơng minh bạch rõ ràng theo thông lệ quốc tế. Tài nguyên viễn thông là dạng tài nguyên có giá trị và trong nhiều trường hợp là tài nguyên quý hiếm, hữu hạn, mang tính thương mại cao và tổng số nguồn tài nguyên này không đủ khả năng phân bổ theo nhu cầu sử dụng.
Khi Luật Viễn thông ra đời, nguyên tắc phân bổ tài nguyên viễn thông được áp dụng theo các cơ chế thị trường. Theo đó áp dụng phương thức thi tuyển, đấu giá đối với một số nguồn tài nguyên viễn thông quý hiếm, mang tính thương mại cao khi nhu cầu vượt quá khả năng phân bổ đồng thời cho phép chuyển nhượng nguồn tài nguyên này cho tổ chức, cá nhân khác nếu có phương án sử dụng hiệu quả hơn.
Việc quản lý tài nguyên viễn thơng thời gian qua có hai điểm nổi bật là: - Hoàn thiện hành lang pháp lý: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo định hướng mở cửa, hội nhập với quốc tế, quản lý các vấn đề tài nguyên viễn thông theo đúng thông lệ thế giới, tạo dựng cơ chế thị trường nhưng vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng sử dụng tài nguyên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Việc thực thi pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên viễn thông: Quản lý tài nguyên viễn thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong việc cấp, phân bổ tài nguyên viễn thông, bảo đảm việc sử dụng tài ngun viễn thơng hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phân bổ tài nguyên viễn thông. Việc phân bổ tài nguyên viễn thông được thực hiện thơng qua các hình thức thi tuyển, đấu giá và phân bổ trực tiếp. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, các quy định về tài nguyên viễn thơng vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như sau:
Việc quy định đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng kho số viễn thơng, tài ngun Internet có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ đã nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông. Đặc biệt việc cấp phép triển khai mạng di động mặt đất băng rộng (4G), thử nghiệm (5G) là một kinh nghiệm giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước lựa chọn được
doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất yêu cầu về hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông. Mặc dù vậy, thị trường sử dụng tài nguyên quan trọng như thị trường dịch vụ di động chủ yếu vẫn bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, nắm giữ trên 90% thị phần, trong khi đó việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ viễn thông hầu như chưa triển khai được nhiều.
Đối với quản lý tên miền “.vn”, thực tế hiện nay mới chỉ có tên miền “.vn” có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp lý trong nước từ việc đăng ký đến q trình sử dụng, thu hồi. Cịn đối với tên miền quốc tế sử dụng tại Việt Nam chưa được quản lý đầy đủ, đặc biệt khâu đăng ký, bởi thực tế cơ quan cấp tên miền cho khách hàng có thể là tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngồi (khơng chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước/hoặc khơng khả thi để áp dụng do khơng có văn phịng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam), do đó, việc cấp tên miền khơng tuân thủ quy định pháp lý của Việt Nam (ví dụ: tên miền có từ khóa cấm, nhạy cảm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an ninh, văn hóa, chính trị….). Từ đó dẫn đến cách hiểu, cạnh tranh khơng bình đẳng giữa tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế, mặc dù đều được xem là tài nguyên Internet nếu sử dụng trong nước.