Đặc điểm pháp luật viễn thông

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

Bảng 08 : Chỉ số thành phần của Hạ tầng viễn thông Việt Nam

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật viễn thông

1.2.2. Đặc điểm pháp luật viễn thông

Pháp luật viễn thơng có 03 đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, pháp luật viễn thông là lĩnh vực pháp luật dịch vụ mà các quy phạm mang tính kỹ thuật chun ngành, chun mơn rất cao. Pháp luật viễn thơng có tính đặc thù, riêng biệt, với các quy định có tính chun mơn, kỹ thuật cao mà khơng phải ai cũng có thể hiểu và nắm bắt được. Pháp luật viễn thông quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm quản lý các đối tượng trong hoạt động kinh tế - xã hội tuân thủ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng dịch vụ, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Công nghệ thông tin và truyền thơng tiếp tục phát triển theo hướng hội tụ. Ví dụ điển hình là trên máy di động cầm tay có thể nhận được các chương trình truyền hình, có thể nghe đài, có thể truy nhập Internet và nói chuyện điện thoại, ngược lại trên mạng truyền hình cáp có thể cung cấp các dịch vụ viễn thơng và Internet, cịn trên mạng Internet có thể cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình. Sự hội tụ nêu trên xuất phát từ sự phát triển rất nhanh của công nghệ viễn thông và công nghệ thơng tin. Sự hội tụ này địi hỏi sự thống nhất của môi trường pháp lý cũng như sự thống nhất của công tác quản lý để tạo điều kiện cho cơng nghệ và dịch vụ hội tụ có cơ hội phát triển. Do đó, pháp luật viễn

thơng là cơ sở để các cơ quan chuyên môn xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm thống nhất trên cả nước.

Bên cạnh đó, việc phân bổ tài nguyên viễn thông từ trước đến nay vẫn được thực hiện theo nguyên tắc “cá nhân, tổ chức xin trước sẽ được ưu tiên cấp trước”, ngun tắc này thậm chí cịn được áp dụng đối với nguồn tài ngun q hiếm, có tính thương mại cao như tần số vô tuyến điện. Việc quản lý tài nguyên viễn thông theo nguyên tắc này, không phù hợp với cơ chế thị trường, vì khơng bảo đảm cạnh tranh, khơng đúng giá trị nguồn tài nguyên viễn thơng vì vậy, việc sử dụng tài ngun được phân bổ một cách hiệu quả và tiết kiệm, chưa phân bổ đúng cho đối tượng thực sự cần và thực sự có năng lực đồng thời không minh bạch rõ ràng theo thông lệ quốc tế. Pháp luật Viễn thông quy định nguyên tắc phân bổ tài ngun viễn thơng q hiếm, mang tính thương mại cao, đây là những quy định phức tạp, tính chun mơn cao.

Thứ hai, pháp luật viễn thông là lĩnh vực pháp luật mang tính liên ngành, có mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Luật Thương mại… Pháp luật viễn thơng gồm 04 nhóm vấn đề lớn: pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thông; pháp luật về cấp phép viễn thông; pháp luật về kỹ thuật, nghiệp vụ viễn thông và pháp luật về quản lý thông tin trên mạng viễn thông. Những quy định pháp luật này nhằm duy trì, phát triển bền vững và lành mạnh thị trường viễn thơng, qua đó bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hoạt động viễn thông.

Pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thơng có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về thương mại. Khi có những thay đổi về hệ thống pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp thì pháp luật về kinh doanh dịch vụ viễn thơng cũng phải thay đổi để phù hợp.

Pháp luật về cấp phép viễn thơng có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật về điều kiện kinh doanh, pháp luật giao dịch điện tử, pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong đó viễn thơng là nền tảng để thực hiện các hoạt động trên hệ thống. Pháp luật về kỹ thuật, nghiệp vụ viễn thơng nhất là các quy định về cơng trình, hạ tầng viễn thơng có quan hệ với pháp luật của các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quốc gia khác như giao thông, điện, nước… để đảm bảo các sự phát triển chung của các nguồn lực quốc gia.

Pháp luật về quản lý thơng tin trên mạng viễn thơng có mối quan hệ với Luật Sở hữu trí tuệ, Luật An ninh mạng,… Hiện nay, viễn thông cũng là công cụ phục vụ trực tiếp sự chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đồng thời có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và là hạ tầng để truyền tải thông tin đại chúng, đặc biệt là lĩnh vực phát thanh, truyền hình và Internet (báo nói, báo hình, báo điện tử). Việc quản lý thơng tin trên mạng cũng chịu ảnh hưởng bởi quy định pháp luật dân sự, đặc biệt là những quy định về bảo vệ thông tin cá nhân.

Thứ ba, pháp luật viễn thông là lĩnh vực pháp luật ngày càng được quốc tế hố nhanh chóng. Với tính chất khơng biên giới của thông tin, việc quản lý thơng tin trên các mạng viễn thơng vơ cùng khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế chuyên ngành thông tin và truyền thống như ITU, APT, ICANN, v.v.. và một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Chính vì vậy, pháp luật viễn thơng chịu sự ảnh hưởng với các quy định mang tính thơng lệ quốc tế, bên cạnh đó, hệ thống viễn thơng có mức độ thay đổi cơng nghệ rất nhanh với sự xuất hiện của nhiều phương thức cung cấp thông tin mới, đặc biệt là mơ hình mạng xã hội như Facebook, Tiktok, v.v… địi hỏi pháp luật viễn thơng phải thường xuyên được chỉnh sửa để phù hợp.

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w