Hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin trên mạng viễn thông, bảo

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 175 - 196)

Bảng 08 : Chỉ số thành phần của Hạ tầng viễn thông Việt Nam

3.2.4.Hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin trên mạng viễn thông, bảo

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về viễn thông

3.2.4.Hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin trên mạng viễn thông, bảo

thông, bảo vệ thông tin, dữ liệu người sử dụng dịch vụ viễn thông

3.2.4.1. Trang thông tin điện tử tổng hợp:

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP để hạn chế tình trạng báo

hóa trang thơng tin điện tử tổng hợp như bổ sung quy định về việc tổng hợp thông tin chậm hơn 30 phút so với tin gốc; đặt link gốc ngay dưới bài dẫn lại; đối với tổ chức, doanh nghiệp khơng phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên

tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí: khơng sử dụng những từ ngữ (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngồi tương đương) có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như báo, tạp chí, tin, tin tức, phát thanh, truyền hình, v.v…

- Bổ sung quy định về chế tài xử lý: thực hiện các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp đối với trường hợp vi phạm không hợp tác cơ quan cơ quan quản lý nhà nước để gỡ bỏ thông tin vi phạm.

- Bổ sung quy định yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bản quyền khi sử dụng, đăng tải lại các tác phẩm báo chí ; có cơ chế kiểm tra, rà sốt và tự gỡ bỏ thơng tin vi phạm bản quyền.

3.2.4.2. Mạng xã hội:

Sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP theo hướng: a) Quy định về cấp phép:

- Đối với các mạng xã hội trong nước mới thành lập, lượng người truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thơng báo theo mẫu (khơng phải cấp phép), khi được cơ quan quản lý xác nhận đã thông báo thì bắt đầu được hoạt động theo quy định (có quy định trách nhiệm cụ thể với các mạng xã hội). Các mạng xã hội đã thông báo sẽ phải cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội, nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định. Sau khi thông báo, Bộ TTTT sẽ gắn công cụ đo để theo dõi lượng người truy cập (UV-Unique visitor) thường xuyên của trang;

- Khi mạng xã hội trong nước đạt đến mốc sau: 10.000 lượng người truy cập/tháng (căn cứ theo kết quả đo của Bộ TTTT cơng bố) thì phải thực hiện thủ tục cấp phép, vì với lượng thành viên này, mạng xã hội đã bắt đầu có tác động lớn đối với xã hội;

- Bộ TTTT sẽ thông báo cho các doanh nghiệp có mạng xã hội đạt mốc phải cấp phép;

- Gia tăng các điều kiện cấp phép để phương thức quản lý tiền kiểm được chặt chẽ hơn và mang tính thực tế cao hơn; Khơng cấp phép mạng xã hội có tên

miền có những từ, ngữ có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí.

- Mạng xã hội của nước ngồi phải thực hiện thủ tục thơng báo/xác nhận thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước khi cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam đạt mốc như nêu trên.

b) Quy định để hạn chế tình trạng báo hóa:

- Chỉ các tài khoản đã được định danh (định danh thông tin cá nhân của chủ tài khoản bằng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc bằng số thuê bao điện thoại đã xác thực) mới được cung cấp thơng tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thơng tin trên mạng xã hội;

- Chỉ các mạng xã hội có giấy phép thiết lập mạng xã hội mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức;

- Bổ sung khái niệm và quy định về nền tảng trực tuyến: Nền tảng trực tuyến đa dịch vụ khi cung cấp mạng xã hội và các cung cấp dịch vụ khác thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành.

- Nền tảng trực tuyến đa dịch vụ sẽ phải gỡ bỏ các dịch vụ, nội dung vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp khơng tn thủ, cơ quan quản lý có quyền u cầu dừng hoạt động/tạm đình chỉ tên miền/địa chỉ IP của toàn bộ nền tảng trực tuyến đa dịch vụ cho đến khi nền tảng trực tuyến thực hiện các yêu cầu gỡ bỏ dịch vụ, nội dung vi phạm pháp luật.

- Bổ sung quy định về trách nhiệm của Mạng xã hội trong nước:

+ Tạm khóa/xóa các nội dung vi phạm pháp luật trong thời gian chậm nhất

+ Tạm khóa/xóa bị khiếu nại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức chậm nhất 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu từ người sử dụng;

+ Phải có bộ lọc tự động để chặn lọc sơ bộ trước những nội dung, hình ảnh vi phạm pháp luật do người dùng đăng tải trên mạng xã hội;

+ Không cho phép thành viên lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hoạt động báo chí (theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Báo chí).

- Bổ sung quy định quản lý đối với chủ kênh/tài khoản/nhóm cộng đồng/trang cộng đồng trên các mạng xã hội:

+ Các chủ kênh/tài khoản/nhóm cộng đồng/trang cộng đồng trên các mạng xã hội trong nước có lượng người sử dụng theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên hoặc có hoạt động phát sinh doanh thu phải đăng ký với mạng xã hội đó.

+ Các chủ kênh/tài khoản/nhóm cộng đồng/trang cộng đồng (fanpage) trên các mạng xã hội tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải trên kênh, tài khoản của mình (bao gồm cả nội dung bình luận của người sử dụng). Có trách nhiệm tạm khóa, gỡ bỏ thơng tin vi phạm pháp luật, thơng tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, thông tin ảnh hưởng đến trẻ em đăng tải trên kênh, tài khoản mạng xã hội của mình chậm nhất 48 giờ khi có yêu cầu từ người sử dụng mạng xã hội hoặc chậm nhất không quá 03 giờ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3.2.4.3. Về cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động: - Bổ sung các quy định để giảm bớt thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý, cụ thể là:

+ Bổ sung quy định về việc cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thơng di động, theo đó Bộ TTTT chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký đối với dịch vụ nội dung thông tin cung cấp qua đầu số tin nhắn ngắn SMS, USSD. Đối với dịch vụ nội dung thông tin cung cấp trên mạng viễn thông

di động qua trang thông tin điện tử (web/wab/app), Bộ TTTT không cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung để tránh cấp phép hai lần vì hầu hết các dịch vụ nội dung cung cấp trên web/wap/app đều phải có giấy phép chuyên ngành; các doanh nghiệp viễn thông sẽ tự kiểm tra và chỉ kết nối với các dịch vụ nội dung đã có giấy phép chuyên ngành (nếu có quy định phải cấp phép) để thực hiện quy trình thanh tốn qua tài khoản và vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Gộp đầu mối tiếp nhận 2 thủ tục hành chính (ở 2 cơ quan quản lý khác nhau) là thủ tục cấp chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động và thủ tục cấp đầu số tin nhắn ngắn để cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động về một đầu mối.

- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động phải nhắn tin thông báo cho khách hàng số tiền đã trừ từ tài khoản viễn thông cho dịch vụ nội dung trong vòng 30 ngày.

- Bổ sung quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong việc giám sát, phát hiện các vi phạm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động.

3.2.4.4. Bảo vệ thông tin, dữ liệu người sử dụng dịch vụ viễn thơng:

Trong tình hình hiện nay, với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành nguồn nguyên liệu cơ bản, ngày càng quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, đầy đủ về thông tin, dữ liệu cá nhân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm liên quan tới dữ liệu cá nhân hiện còn

đang thiếu, yếu về hiệu lực, chưa đủ sức răn đe, xử lý thích đáng đối với hành vi vi phạm. Với sự trùng dẫm, chồng chéo nhưng lại thiếu hiệu lực, hiệu quả.

Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền thông tin, dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm thôn tin, dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân theo hướng:

- Ban hành một văn bản điều chỉnh đồng bộ, hoàn chỉnh các vấn đề về bảo vệ thơng tin, dữ liệu cá nhân có thể là Luật hoặc Nghị định của Chính phủ. Trước mắt, xây dựng Nghị định để có thời gian đánh giá tác động, sau sẽ tiến hành nâng lên thành Luật.

- Cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013, thể chế chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh trật tự và công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta hiện nay. Hài hòa với quy định, pháp luật, kinh nghiệm của thế giới.

- Làm rõ khái niệm và nội hàm của thông tin, dữ liệu cá nhân và bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân. Thông tin, dữ liệu cá nhân là thông tin gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Với việc xuất hiện thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, phạm vi quản lý của hoạt động viễn thông được mở rộng, rủi ro người dùng gặp phải càng nhiều, vì vậy việc đảm bảo bí mật thơng tin riêng của người sử dụng không chỉ dừng lại là thông tin về cuộc gọi như đang quy định trong Luật Viễn thông năm 2009 mà

cần mở rộng các thông tin riêng khác, đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro người dùng có thể gặp phải.

- Để khắc phục được thực trạng thông tin, dữ liệu cá nhân đang bị mua bán, lộ, mất tràn lan, nhiều hành vi vi phạm pháp luật thiếu quy định xử lý và tạo hành lang pháp lý làm nền tảng cho công tác bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân về lâu dài cần quy định tổng thể các biện pháp bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân như bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm quảng cáo; phịng, chống mua, bán thơng tin, dữ liệu cá nhân; biện pháp bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân; v.v…

- Bổ sung, sửa đổi, thống nhất các chế tài xử lý vi phạm để đáp ứng yêu cầu thực tế của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân, cũng như cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Từ những hạn chế, bất cập được nêu ở Chương 2, tác giả đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam cần đáp ứng một số yêu cầu như sau: (1) hồn thiện pháp luật về viễn thơng phải đặt trong bối cảnh phù hợp với chủ trương xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam; (2) hồn thiện pháp luật về viễn thơng cần được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; (3) hồn thiện pháp luật về viễn thơng cần được tiến hành động bộ, với các chế định pháp luật có liên quan khác; (4) hồn thiện pháp luật về viễn thơng phải xuất phát từ những hạn chế, bất cập của thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về viễn thơng.

2. Đồng thời, q trình hồn thiện pháp luật viễn thơng được đặt trong bối cảnh cơ hội và thách thức. Về cơ hội đó là sự chuyển dịch các ngành sản xuất, kinh doanh từ không gian vật lý sang không gian số mở ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ triển khai, cạnh tranh cung cấp dịch vụ, là cơ hội cho ngành viễn thơng Việt Nam thực hiện hóa khát vọng Việt Nam hùng cường. Làn sóng dịch chuyển của các tập đồn cơng nghệ lớn từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng chiến tranh thương mại - công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Việt Nam nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng trong khu vực ASEAN. Về thách thức đó là thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng của đại dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 vừa là cơ hội, lại vừa là thách thức đối với ngành viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thơng của Việt Nam cịn chưa tương xứng với yêu cầu như chưa hình thành thị trường 5G trong nước; nhiều thôn bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cơng ích chưa được phủ sóng cũng như người dân tại các khu vực đó điều kiện sử dụng Internet cịn hạn chế; cịn thiếu các trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm phục vụ cho hoạt động lưu trữ và xử lý dữ liệu tại Việt Nam.

3. Trên cơ sở những định hướng hồn thiện pháp luật viễn thơng nói trên, luận án đã đưa ra các giải pháp hồn thiện pháp luật về viễn thơng ở Việt Nam với các nội dung cụ thể như sau: (1) hoàn thiện các quy định về kinh doanh viễn thông theo hướng mở cửa thị trường, thúc đẩy minh bạch, cạnh tranh; (2) hoàn thiện các quy định về cấp phép viễn thông theo hướng vừa đảm bảo hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, vừa cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp đủ điều kiện gia nhập thị trường thuận lợi; (3) hoàn thiện các quy định về kỹ thuật nghiệp vụ viễn thông tập trung vào thúc đẩy sự phát triển của các cơng trình, hạ tầng viễn thơng, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; (4) hồn thiện các quy định về quản lý thơng tin trên mạng viễn thông, bảo vệ thông tin, dữ liệu người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hướng tăng cường quản lý thông tin trên mạng viễn thông và tăng cường bảo vệ thông tin, dữ liệu người sử dụng dịch vụ viễn thơng./.

KẾT LUẬN

Luật Viễn thơng được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thơng nói riêng. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Viễn thơng đã góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về viễn thông ở nước ta. Qua thực tiễn thi hành, hệ thống luật pháp về viễn thơng đã phát huy vai trị to lớn trong việc phát triển thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh,

Một phần của tài liệu Pháp luật viễn thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 175 - 196)