CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.2. XÂY DỰNG CÔNG THỨC VIÊN NÉN PHÂN TÁN
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tá dược độn
Tá dược độn đóng vai trị quan trọng trong cơng thức viên nén phân tán trong miệng, đảm bảo tính trơn chảy, tính chịu nén của khối bột trước khi dập viên. Việc sử dụng tá dược độn có độ chảy tốt giúp đảm bảo tính đồng nhất về các chỉ tiêu của viên nén sau khi được bào chế. Bên cạnh, khảo sát tá dược rã cho thấy F-melt® type C với tỷ lệ trọng công thức 4 phù hợp để tiến hành khảo sát lựa chọn tá dược độn tiếp tục. Đề tài tiến hành khảo sát 3 loại tá dược độn bao gồm flowlac® 90, tablettose® 80 và hỗn hợp flowlac® 90 và pharmacel® 112 với các công thức được thiết kế như trong bảng 3.18.
42
Bảng 3.18. Công thức khảo sát tá dược độn
Thành phần (% kl/kl) CT1 CT2 CT3 Cefixim trihydrat 111,92 111,92 111,92 Flowlac® 90 585,66 - 501,99 Tablettose® 80 - 585,66 - Pharmacel® 112 - - 83,67 F-melt® type C 257,42 257,42 257,42 Aspartam 20 20 20 Hương cam 15 15 15 Magnesi stearat 10 10 10 Tổng 1000 1000 1000
43
Bảng 3.19. Các chỉ tiêu đánh giá của bột trước khi dập viên
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3
Tỷ trọng khối 0,65 0,63 0,60
Tỷ trọng gõ 0,73 0,75 0,69
Carr’s index (%) 0,11 0,16 0,12
Tỷ số Hausner 1,13 1,19 1,14
Công thức CT1, CT3 cho độ chảy tốt còn CT2 cho độ chảy khá. Tỷ trọng khối của khối bột giảm dần theo thứ tự CT1 - CT2 - CT3. Tỷ trọng gõ của khối bột giảm dần theo thứ tự CT2 - CT1 - CT3. Chỉ số nén của khối bột giảm dần theo thứ tự CT2 - CT3 - CT1 Khả năng chịu nén của flowlac® 90 tốt hơn tablettose® 80 có thể được giải thích do kích thước hạt của flowlac® 90 nhỏ hơn dẫn tới diện tích tiếp xúc và khả năng liên kết giữa các hạt lớn hơn.
Nhận xét: Phương pháp dập thẳng khá quan tâm đến độ chảy của khối bột trước khi viên
nên CT1 và CT3 được ưu tiên lựa chọn hơn CT2. CT1 cho tỷ trọng cao hơn và chỉ số nén thấp hơn so với CT3. Do đó, viên nén được sử dụng tá dược độn flowlac® 90 với tỷ lệ trong công thức CT1 được lựa chọn làm tá dược độn để tiến hành khảo sát tiếp theo