Thể tích của bể tách mỡ được tính tốn như sau:
Theo giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ của GS.TS Trần Đức Hạ, NXB khoa học và kỹ thuật. Thể tích bể tách mỡ được tính theo cơng thức:
Wct = K x Q x T (m3) Trong đó:
K- Hệ số khơng điều hịa, phụ thuộc vào loại bếp ăn và thời gian hoạt động, đối với bếp ăn tập thể, lấy K = 1,2
Q: Lưu lượng nước thải nhà bếp phát sinh tại dự án là 10 m3/ngày
T: Thời gian lưu giữ nước thải trong ngăn thu mỡ của bể. Đối với bếp ăn công nghiệp chọn T = 2
Wct = 1,2 x 10 x 2 = 24 (m3) chọn bể có thể tích tổng 24 m3.
Bể tách dầu mỡ được phân làm 02 ngăn. Trong bể, sạn, cát thô được tách bằng phương pháp lắng. Dầu, mỡ nổi lên trên. Rác thô được vệ sinh hàng ngày, dầu mỡ, cát
103
sạn được làm vệ sinh theo chu kỳ để đảm bảo các thành phần ô nhiễm theo nước thải ra ngoài. Tất cả các thao tác trên được thực hiện theo phương pháp thủ công.
Việc thu hồi dầu mỡ bằng thùng lọc dầu mỡ và bể tách dầu mỡ đảm bảo lượng dầu mỡ thu hồi được trên 90%, lượng dầu mỡ này sẽ được thu gom tập trung vào kho chứa CTNH rồi thuê đơn vị có chức năng đi thu gom xử lý.
Xử lý sơ bộ nước thải từ khu vực giặt là, nước xả tắm bùn, nước lau rửa sàn
Lưu lượng nước thải khu vực giặt là, tắm tráng và nước lau rửa, vệ sinh sàn khoảng 38 m3/ngày, tương đương 1,6 m3/h. Nước thải từ khu vực giặt là và nước lau rửa sàn sẽ được thu gom theo đường riêng xử lý sơ bộ qua thiết bị phản ứng hóa lý hoạt động liên tục. Thiết bị xử lý hóa lý bao gồm hai ngăn: ngăn phản ứng và ngăn lắng.
Tại ngăn phản ứng, hóa chất keo tụ PAC - [Al2(OH)nCl6-nXH2O]m được châm vào với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong ngăn phản ứng, hóa chất keo tụ được hịa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ ngăn phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bơng cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở ngăn lắng. Bùn trong hỗn hợp nước thải được giữ lại ở đáy ngăn lắng. Phần bùn này được bơm qua bể chứa bùn.
Tính tốn kích thước thiết bị phản ứng hóa lý:
1. Ngăn phản ứng:
+ Chọn thời gian phản ứng : tpư = 45ph = 0,75h + Thể tích tính tốn bể : 2,0 m3
+ Số bể phản ứng : n = 1 bể + Chọn chiều cao hữu ích bể : hpư = 0,8m + Chọn chiều cao bảo vệ : hbv = 0,2m
+ Kích thước thực của mỗi bể : L x B x H = 1,0m x 2,0m x 1,0m
2. Ngăn lắng:
+ Kiểu lắng : Lắng tấm nghiêng + Thời gian lưu : 4h
+ Thể tích lưu nước cần thiết : V= 4*[3/4*(1,0m*1,5m*1,0m)] = 4,5 m3 + Số lượng bể : 1 bể
104 + Thể tích hữu dụng mỗi bể : 4,5 m3
+ Chọn bề mặt bể hình chữ nhật : 2,0m x 2,25m + Chiều cao chứa nước : 1,0m
+ Chiều cao bảo vệ : 0,2m
+ Kích thước thực của ngăn : L x B x H = 2,0m x 2,25m x 1,2m
+ Thu bùn : Bằng đáy dốc