VÀI NÉT VỀ NGƯỜI GIA RAI VÀ Ê ĐÊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người gia rai và ê đê định cư ở tây nguyên (Trang 48)

1.3.1. Nguồn gốc, chủng tộc

Gia Rai hay Jarai và người Ê Đê hay Anak Đê có nguồn gốc từ tộc người Rang Đê cổ, cả hai dân tộc đều thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trong văn hóa và tính cách của người Gia Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với người Ê Đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Người Gia Rai còn giữ được yếu tố ngơn ngữ Rang Đê cổ đó là ngơn ngữ đa âm hơn so với người Ê Đê láng giềng [109].

1.3.2. Người Gia Rai

Cộng đồng người Gia Rai với dân số 513.930 người (năm 2019), sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đắk Lắk (4%) [11].

Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngồi xã hội, đàn ơng đóng vai trị quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dịng họ (theo phía mẹ), khi chết chơn chung một hố, nay tục này đã giảm. Kèm theo đó là tục nối hơn, nếu người vợ chết đi mà có em gái hoặc chị gái chưa lấy chồng thì người này tiếp tục chung sống với chồng của người đã chết [109].

Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy; lúa tẻ là cây lương thực chính. Cơng cụ canh tác của người Gia Rai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn ni trâu, bị, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Gia Rai có đàn ngựa khá đơng. Người Gia Rai cịn thuần dưỡng và nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay [109].

1.3.3. Người Ê Đê

Cộng đồng người Ê Đê với dân số 398.671 người (năm 2019), sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Đắk Lắk (88,1%), một bộ phận ở tỉnh Phú n (6,3%), Đắk Nơng (1,7%) và Khánh Hịa (1%) [11].

Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ theo đó của cải và đất đai sẽ được truyền từ mẹ sang con gái, theo chế độ mẫu hệ có đặc điểm rất khá tương đồng với chế độ mẫu hệ của người Minangkabau ở đảo Sumatra

của Indonesia, con cái mang họ mẹ. Phụ nữ chịu trách nhiệm trong quản lý gia đình,chăm sóc con cái, mồ mả tổ tiên,của cải thừa kế cho con cái... Đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu buôn bán với cộng đồng bên ngồi đồng thời các vấn đề tơn giáo và chính trị cũng là trách nhiệm của người đàn ơng. Cho nên vai trị và địa vị của đàn ơng Ê Đê bên ngồi xã hội là rất lớn. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Đây là nét ảnh hưởng từ quy định của xã hội từ thời phong kiến Chămpa mà người Ê Đê chịu ảnh hưởng trong suốt thế kỷ dài trong lịch sử [109].

Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt cịn chăn ni, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Ngày nay người Ê Đê gắn mình với sản xuất nơng sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Nghề trồng trọt ở đây có ni trâu, bị, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra được đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm [109].

1.3.4. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, mơi trường sống

Tây Ngun là nơi có địa hình và khí hậu khác biệt so với các khu vực khác của nước ta. Tây Nguyên là một cao nguyên tương đối bằng phẳng, đôi chỗ bị chia cắt bởi thung lũng, sông suối và đầm hồ. Tây Ngun có độ cao trung bình 500 - 700 mét so với mực nước biển. Khí hậu ở Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 25,70C, vào mùa khơ là 20,80C. Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về kinh tế, nhưng nền kinh tế của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vẫn trong tình trạng thấp kém, cuộc sống của đồng bào cịn đang gặp khơng ít khó khăn. Chế độ mẫu hệ hiện đang tồn tại trong nhiều dân tộc ở Tây Nguyên và nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn duy trì đang cản trở cơng cuộc xây dựng cuộc sống mới.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu hình thái, thể lực là người dân thuộc hộ gia đình người dân tộc Gia Rai và Ê Đê thuộc 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

*Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Người dân tộc Gia Rai và Ê Đê có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên. - Có hộ khẩu thường trú và sinh sống địa điểm nghiên cứu. - Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

*Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người chưa đủ 15 tuổi

- Không phải người dân tộc Gia Rai hoặc Ê Đê

- Khơng có hộ khẩu thường trú hoặc có hộ khẩu thường trú tại địa điểm nghiên cứu nhưng không sinh sống ở địa điểm nghiên cứu.

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu tính đa hình gen ty thể là người bình thường, khỏe mạnh, tự khai là có 3 đời cùng dòng họ, thuộc các dân tộc Gia Rai và Ê Đê. Sau đó, các đối tượng được lấy máu ngoại vi, các mẫu máu sau khi lấy vô trùng được bảo quản ở -80oC cho đến khi sử dụng.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: nghiên cứu được tiến hành tại 61 xã thuộc 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm: Tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

- Thời gian nghiên cứu: Từ 07/2018 đến 04/2019.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này bao gồm hai nghiên cứu riêng biệt:

- Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích nhằm mơ tả đặc điểm hình thái, thể lực của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Ngun

- Xác định tính đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên.

2.2.1. Nguyên cứu đặc điểm hình thái, thể lực của người Gia Rai và Ê Đê

2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích.

2.2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Để đảm bảo độ tin cậy cho kết quả điều tra, căn cứ vào nguồn lực cụ thể và đặc điểm, sự phân bố dân số chung cũng như nhóm dân số đồng bào các dân tộc ít người trong khu vực 4 tỉnh Tây Nguyên, chúng tơi đã áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ cho nghiên cứu điều tra cắt ngang:

p(1-p) n = Z21- α/2 x --------- x DE

d2 Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu.

p: tỷ lệ ước đoán số người dân tộc Gia Rai và Ê Đê từ đủ 15 tuổi tại Tây Nguyên (khoảng 34,2%) theo tổng điều tra dân số và nhà ở [11].

Z 1- α/2: Giá trị Z thu được với từ tra bảng, ứng với giá trị α được chọn. (Tương ứng với độ tin cậy 95%, α = 0,05 thì Z1- α/2 = 1,96). α: Mức ý nghĩa thống kê.

d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn.

DE (design effect): Hệ số thiết kế. Trong nghiên cứu này chúng tôi dự kiến sẽ lấy thêm 1,5 lần cỡ mẫu tối thiểu tính được nhằm làm giảm các sai số nếu có của nghiên cứu.

Từ cơng thức trên:

1,962 x 0,658 x 0,342

n = ---------------------------- x 1,5 = 12.966 (0,01)2

Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu là 12.966 người, chúng tôi dự kiến sẽ điều tra 13.000 người dân tương đương 4.330 hộ gia đình (tính trung bình 3 người ở độ tuổi nghiên cứu/1 hộ gia đình). Kết quả thực tế, chúng tơi đã nghiên cứu trên 13.361 người trong đó có 11.244 người đồng bào dân tộc Gia Rai và 2.117 người đồng bào dân tộc Ê Đê.

2.2.1.3. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.

- Chọn tỉnh

Nghiên cứu tại 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, gồm: tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

- Chọn huyện

Với mỗi tỉnh, lựa chọn ngẫu nhiên 3-4 huyện vào nghiên cứu. Các huyện được lựa chọn vào nghiên cứu, gồm: huyện Krong Buck, huyện Ea H Leo, huyện Buôn Hồ và huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk); huyện Cư Jut, huyện Đắk Mil, huyện Đắk R Lấp và huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông); huyện Đắk Hà, huyện Đắk Tô, huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum); huyện Chư Pả, huyện Mang Yang và huyện Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai).

- Chọn xã

Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống đối với các xã trong các huyện được chọn. Tại các huyện được lựa chọn của từng tỉnh, lập danh sách tất cả các xã, sau đó gộp lại thành một danh sách xã duy nhất và chọn ra 61 xã để điều tra.

+ Lập danh sách của tất cả các xã của từng huyện, của tỉnh theo thứ tự từng huyện với các cột: Số thứ tự, tỉnh, huyện tên xã, dân số cộng dồn.

+ Xác định khoảng cách mẫu k bằng cách: Chia tổng dân số tích luỹ của mỗi tỉnh cho 30.

k = Dân số cộng dồn 30

+ Dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm trong khoảng từ 1đến k.

+ Xác định xã đầu tiên được chọn là xã mà dân số cộng dồn bằng hoặc lớn hơn giá trị của số ngẫu nhiên vừa chọn.

+ Xã thứ 2 được chọn bằng cách: lấy số ngẫu nhiên cộng với khoảng cách mẫu k, sau đó so với số dân cộng dồn (xã thứ 2 là xã mà dân số cộng dồn của nó bằng hoặc lớn hơn tổng số ngẫu nhiên cộng với k. Tiếp tục làm như vậy để chọn tiếp các xã khác (số ngẫu nhiên cộng 2k, số ngẫu nhiên cộng 3k...) cho đến khi chọn đủ 61 xã.

Số xã được tính theo cơng thức sau: Trong đó i từ 1-30

- Chọn thôn để phỏng vấn

Tại mỗi xã được chọn, lập danh sách tất cả các thôn. Bốc thăm ngẫu nhiên lấy 1-2 thôn bất kỳ để tiến hành điều tra. Việc chọn thôn được tiến hành tại trạm y tế xã chỉ tiến hành trước khi bắt đầu cuộc điều tra.

- Chọn hộ đầu tiên

Lập danh sách, đánh số thứ tự toàn bộ các hộ trong thôn đã được chọn vào nghiên cứu. Rút ngẫu nhiên một đồng tiền mang theo và sử dụng hai số đầu tiên trong đồng tiền đó để xác định số hộ đầu tiên (2 chữ số đó phải nhỏ hơn tổng số hộ gia đình trong thơn vừa chọn). Hộ đầu tiên được chọn là hộ có số thứ tự trong danh sách đã lập trùng với 2 số đầu tiên của đồng tiền đã chọn. Khi gặp trường hợp hai số đầu tiên lớn hơn tổng số hộ gia đình vừa chọn nghĩa là khơng có trong số thứ tự trong danh sách đã lập thì lấy lùi hai số tiếp theo của đồng tiền đã chọn để chọn hộ đầu tiên.

- Chọn đối tượng nghiên cứu

+ Điều tra hộ gia đình:

Như vậy 61 xã sẽ điều tra 4.331 hộ. Sử dụng danh sách hộ gia đình hoặc hộ khẩu của từng thôn đã bốc thăm được để chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình bất kỳ làm địa điểm xuất phát đi tìm đối tượng điều tra. Cách chọn đầu tiên như sau: Sử dụng 2 số cuối của đồng tiền mang theo người để chọn số thứ tự trong danh sách hộ của thơn cần điều tra. Từ hộ gia đình đầu tiên đó, điều tra viên đến các gia đình khác theo phương pháp “cổng liền cổng” để xác định đối tượng và tiến hành điều tra, nếu tại thơn được chọn khơng đủ số đối tượng thì chọn tiếp sang thơn bên cạnh cho đến khi đủ số đối tượng thì dừng lại.

Trong trường hợp đối tượng đi vắng: Điều tra viên phải hẹn gia đình và quay lại để phỏng vấn nếu đối tượng khơng đi xa, nếu quay lại lần thứ 3 thì phải phỏng vấn thêm đối tượng khác cho đủ 71 hộ (213 người)/xã.

Nếu đối tượng từ chối hợp tác trả lời thì điều tra viên chuyển sang đối tượng khác để điều tra.

Trong q trình điều tra chỉ có 2 người (điều tra viên và người được phỏng vấn), khơng có người thứ 3 để đảm bảo tính khách quan, trừ khi cần có người phiên dịch. Thời gian phỏng vấn dưới 35 phút để đảm bảo nhanh và chính xác.

Sơ đồ tóm tắt quá trình chọn mẫu trong nghiên cứu:

Kỹ thuật chọn PPS với 30 cụm (xã) ngẫu nhiên

Xã1 Xã2 Xã3 …………………… Xã59 Xã60 Xã61

Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 71 hộ gia đình (213 người) Khu vực Tây Ngun

(Đắk Lắk, Đắk Nơng, Gia Lai, Kon Tum) Chọn theo ngẫu nhiên lấy 4 huyện/tỉnh

Điều tra đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá trên người từ 15 tuổi trở lên, mỗi tỉnh điều tra 3.250 người. Tại mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 1-2 thôn điều tra. Trung bình mỗi thơn điều tra 213 người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên). Cách điều tra tương tự như điều tra hộ gia đình, sử dụng danh sách hộ gia đình hoặc hộ khẩu của từng thôn đã bốc thăm được để chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình bất kỳ làm địa điểm xuất phát đi tìm đối tượng điều tra. Cách chọn đầu tiên như sau: Sử dụng 2 số cuối của đồng tiền mang theo người để chọn số thứ tự trong danh sách hộ của thôn cần điều tra. Từ hộ gia đình đầu tiên đó, điều tra viên đến các gia đình khác theo phương pháp “cổng liền cổng” để xác định đối tượng và tiến hành điều tra. Tại mỗi hộ được điều tra, tiến hành điều tra tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên của gia đình đến khi đủ 213 người thì dừng lại. Nếu tại thơn được chọn khơng đủ số đối tượng thì chọn tiếp sang thơn bên cạnh cho đến khi đủ số đối tượng thì dừng lại.

* Phương pháp tính tuổi

Muốn tính được tuổi của đối tượng điều tra, trước hết phải biết được ngày tháng năm sinh của đối tượng (theo giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận của nơi sinh hay sổ hộ tịch của địa phương) và năm điều tra.

Cách tính tuổi: Số tuổi = Năm điều tra – Năm sinh của đối tượng.

2.2.2. Nghiên cứu đa hình gen ty thể

2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu phịng thí nghiệm, xác định các điểm đa hình gen ty thể người và so sánh với trình tự tham chiếu đã được công bố trên Ngân hàng dữ liệu về DNA ty thể tại địa chỉ https://www.mitomap.org/MITOMAP.

2.2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu *Cỡ mẫu

Trong nghiên cứu xác định, giải trình tự tồn bộ gen ty thể người, số lượng mẫu thu thập chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thực hiện của nhà nghiên

cứu. Đồng thời để đảm bảo kết quả nghiên cứu có đủ độ tin cậy cần thiết chúng tôi chọn 60 đối tượng thuộc 2 dân tộc Gia Rai và Ê Đê mỗi dân tộc lấy 30 mẫu máu để thực hiện nghiên cứu.

*Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích.

Đối tượng tham gia nghiên cứu xác định đa hình gen được chọn từ các đối tượng đã tham gia nghiên cứu hình thái thể lực trước đó. Sau khi các đối tượng đồng ý tham gia thực hiện lấy mẫu, các mẫu được lấy đánh số thứ tự theo thời gian lấy mẫu và được ký hiệu là mt1 đến mt60.

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện, có 6 mẫu khơng đạt nên chỉ có 54

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người gia rai và ê đê định cư ở tây nguyên (Trang 48)

w