M: Thang DNA chuẩn.1 - 8: Sản phẩm PCR của một số mẫu nghiên cứu. Bảng 3.44: Các điểm thay đổi nucleotide trên gen CYTB
14807 14998 15067 15250 15259 15260 15325 15482 15808 RCRS T C G A A A G T T Ed01_M68 C . A . . . A . . Ed02_M68 C . A . . . A . . Ed03_M68 C . A . . . A . . Ed04_M21 C . A . . . A . . Ed05_M73 C . A . . G A . . Ed06_F1f . . . . . . . . . Ed07_M24 C . A . . . A . . Ed08_M71 C . A . . . A C . Ed09_M71 C . A . . . A C . Ed10_M71 C . A . . . A C . Ed11_M71 C . A . . . A C . Ed12_M71 C . A . . . A C . Ed13_M71 C . A . . . A C . Ed14_M71 C . A . . . A C . Ed15_M71 C . A . . . A C . Ed16_M71 C . A . . . A C . Ed17_M71 C . A . . . A C . Ed18_M74 C . A G . . A . . Ed19_B5A . . . . G . . . . Ed20_B5A . . . . G . . . . Ed21_B5A . . . . G . . . . Ed22_B5A . . . . G . . . . Ed23_B5A . . . . G . . . C Ed24_B5A . . . . G . . . . Ed25_B5A . . . . G . . . . Ed26_N21 . . . . . . . . . GR01_M20 C T A . . . A . . GR02_M20 C T A . . . A . . GR03_M20 C T A . . . A . . GR04_M20 C T A . . . A . . GR05_M21 C . A . . . A . . GR06_M21 C . A . . . A . . GR07_M21 C . A . . . A . . GR08_M7b C . A . . . A . . GR09_M7b C . A . . . A . . GR10_M73 C . A . . G A . .
14807 14998 15067 15250 15259 15260 15325 15482 15808 RCRS T C G A A A G T T GR11_C7 C . A . . . A . . GR12_F1A . . . . . . . . . GR13_F1A . . . . . . . . . GR14_M71 C . A . . . A C . GR15_M71 C . A . . . A C . GR16_M71 C . A . . . A C . GR17_M71 C . A . . . A C . GR18_M71 C . A . . . A C . GR19_M71 C . A . . . A C . GR20_M71 C . A . . . A C . GR21_M71 C . A . . . A C . GR22_M71 C . A . . . A C . GR23_M71 C . A . . . A C . GR24_M74 C . A . . . A . . GR25_M74 C . A . . . A . . GR26_R9b . . . . . . . . . GR27_N21 . . . . . . . . . GR28_N21 . . . . . . . . .
118
Bảng 3.45. Tổng số đa hình của gen CYTB ở 2 dân tộc
Vị trí nucleotide Ê Đê Gia Rai
14807 17 23 14998 0 4 15067 17 23 15250 1 0 15259 7 0 15260 1 1 15325 17 23 15482 10 10 15808 1 0 Tổng 71 84
Tổng số đa hình của gen CYTB ở 2 dân tộc lần lượt là 71 (dân tộc Ê Đê) và 84 (dân tộc Gia Rai). Trong đó, vị trí nucleotide số 14807, 15067, 15325, 15482 có số lượng đa hình lớn ở cả 2 dân tộc.
Các vị trí nucleotide có xuất hiện đa hình ở dân tộc Ê Đê mà khơng có ở dân tộc Gia Rai là: 15250, 15259, 15808.
Vị trí nucleotide số 14317 xuất hiện 4 đa hình ở người Gia Rai và khơng có ở người Ê Đê.
119
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THỂ LỰC CỦA NGƯỜI GIA RAI VÀ Ê ĐÊ4.1.1. Số đo hình thái cơ thể người Gia Rai và Ê Đê 4.1.1. Số đo hình thái cơ thể người Gia Rai và Ê Đê
4.1.1.1. Cân nặng
Cân nặng là một kích thước tổng hợp cơ bản khơng thể thiếu được để đánh giá về nhiều mặt như thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng v.v... Trong lâm sàng, cân nặng được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một người và tình trạng sức khoẻ nói chung, cân nặng cũng là một chỉ tiêu để dựa vào đó người ta tính liều lượng thuốc cho một người.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị cân nặng ở nam giới của 2 dân tộc cho thấy giá trị cân nặng của dân tộc Gia Rai nặng hơn so với Ê Đê trong nhóm tuổi 20 và 30-39 với p<0,05. Trong khi đó ở nữ giới kết quả ngược lại, giá trị cân nặng của dân tộc Gia Rai nhẹ hơn dân tộc Ê Đê, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05) này thể hiện rõ ở nhóm tuổi 16,19,20,30-59. Cân nặng trung bình nam giới người Gia Rai là 50,97±3,06 kg, nam người Ê Đê là 50,93±3,43 kg, nữ người Gia Rai là 46,47±3,15, nữ người Ê Đê là 47,90±2,98.
Như vậy nghiên cứu của chúng tơi, cân nặng trung bình của cả 2 dân tộc cao hơn cân nặng trong “Hằng số sinh học của người Việt Nam” (1975): ở nam là 45±4,0 kg, ở nữ là 43±4,0 kg [3]. Đồng thời cũng cao hơn số liệu trong “Atlas nhân trắc học Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986): cân nặng trung bình ở nam là 49,4±3,4 kg, ở nữ là 44,7±3,2 kg [4]. Điều này có thể được lý giải do sự cải thiện về điều kiện dinh dưỡng của người Việt Nam qua các thập kỷ.
Trong nghiên cứu của Mai Văn Hưng (2015): cân nặng trung bình ở nam là 53,21±5,13, và ở nữ là 45,12±4,66. Cân nặng là chỉ số tăng chậm theo các năm. Tác giả cho thấy cân cặng của nam và nữ học sinh người Ê Đê
120
(50,5kg và 46,6kg) và người Gia Rai (50,1kg và 45,8 kg) có xu hướng thấp hơn của người Kinh (56,1kg và 46,3 kg) [38].
Về sự phát triển của cân nặng, ở người Gia Rai: ở nam, cân nặng vẫn tiếp tục tăng sau tuổi dậy thì cho đến 18 tuổi, sau đó dao động nhẹ, đạt tối đa ở nhóm tuổi 30-39, tụt giảm sau 49 tuổi; ở nữ: cân nặng tăng ổn định cho đến nhóm tuổi 30-39 và bắt đầu suy giảm sau tuổi 39 và giảm mạnh ở nhóm tuổi ≥ 60. Ở người Ê Đê: ở nam, cân nặng tiếp tục tăng sau tuổi dậy thì cho đến 22 tuổi, sau đó giảm dần suy giảm mạnh ở nhóm >60 tuổi; ở nữ: cân nặng tăng dần cho đến 50-59 tuổi, sau đó cũng giảm mạnh ở nhóm tuổi ≥ 60.
Sự suy giảm cân nặng của người miền Ê Đê và Gia Rai biểu hiện sớm hơn so với số liệu toàn quốc là ở tuổi 50 - 60 [5]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hợi (2015) trên trẻ em người Dao cho thấy có sự gia tăng về cân nặng ở độ tuổi dậy thì 14-15 tuổi ở nam và 13-14 tuổi ở nữ [111].
4.1.1.2. Chiều cao đứng, chiều cao ngồi
* Chiều cao đứng
Chiều cao đứng là một trong những kích thước hay được đo đạc trong hầu hết các công tác điều tra cơ bản để đánh giá hình thái, thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển. Chiều cao thay đổi ở các nhóm tuổi và các giới. Hơn nữa, chiều cao cơ thể thay đổi theo môi trường sống [38].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có sự khác biệt về chiều cao đứng của nữ giới ở nhóm tuổi 16 của 2 dân tộc trong đó dân tộc Gia Rai có giá trị nhỏ hơn dân tộc Ê Đê với p<0,05. Khoảng tuổi từ 30-59 nhận thấy chiều cao đứng ở nữ giới dân tộc Ê Đê cao hơn Gia Rai, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chiều cao đứng của 2 dân tộc khơng thấy có sự khác biệt ở nam giới và ở các nhóm tuổi khác.
Trong nghiên cứu, chiều cao đứng trung bình của nam Gia Rai là 161,21±3,53 cm; nam Ê Đê là 162,07±3,89 cm; của nữ Gia Rai là 153,39±3,19; của nữ Ê Đê là 154,36±3,02 cm.
121
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi, chiều cao trung bình cao hơn so với số liệu trong “Hằng số sinh học của người Việt Nam” (1975): chiều cao đứng trung bình (ở tuổi 25-49) là nam 159,0±5,0 cm, nữ 149,0±4,0 cm [3]. Đồng thời, cũng cao hơn số liệu trong “Atlas nhân trắc học Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986): chiều cao trung bình (nam 162,1±5,1 cm, nữ 151,5±5,3 cm) [4]. Trong nghiên cứu của Mai Văn Hưng (2015): chiều cao trung bình ở nam là 162,4±5,5 và ở nữ là 153,3±4,7 [38]. Như vậy, sau mỗi một thập niên, chiều cao càng ngày càng được cải thiện hơn. Theo nghiên cứu của Trương Đình Kiệt, cứ 10 năm, chiều cao cuối cùng (ở tuổi trưởng thành) đã tăng lên 1,8 cm ở nam và 2,0 cm ở nữ [112].
Về diễn biến theo nhóm tuổi: trong nghiên cứu của chúng tơi, sau dậy thì chiều cao đứng vẫn tiếp tục phát triển ở cả hai giới cho đến nhóm tuổi 20- 24, sau đó có xu hướng giảm dần rất nhẹ kéo dài từ 25 đến 49 tuổi và giảm rõ rệt từ 50 từ ở nam Gia Rai và từ 60 tuổi ở nam Ê Đê; sự suy giảm xuất hiện rõ nét hơn ngay từ nhóm tuổi 40-49 và giảm rõ rệt ở nhóm tuổi >60 ở cả nữ Gia Rai và Ê Đê.
Diễn biến của chiều cao đứng theo tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với thống kê tồn quốc: sau tuổi 25, chiều cao khơng tăng mà có xu hướng giảm dần và giảm rõ rệt từ sau nhóm tuổi 40-49 ở cả hai giới [5].
Theo nghiên cứu của Trần Sinh Vương (2012) ở huyện Mỹ Đức: sau tuổi dậy thì, chiều cao vẫn tiếp tục tăng dần theo tuổi ở cả hai giới, nam đạt chiều cao lớn nhất ở tuổi 19, nữ đạt chiều cao lớn nhất ở tuổi 22 [113], còn ở huyện Ba Vì: tác giả lại thấy chiều cao ở nam đạt lớn nhất ở 23-24 tuổi, còn nữ là 21 tuổi [114].
* Chiều cao ngồi
Chiều cao ngồi bao gồm chiều dài của thân, cổ và đầu. Nói một cách khác chiều cao ngồi là đoạn trên của chiều cao cơ thể, là khoảng cách từ đỉnh đầu đến ụ ngồi. Còn đoạn dưới của chiều cao cơ thể bằng chiều cao đứng trừ
122
đi chiều cao ngồi, tượng trưng cho chiều dài tương đối của chi dưới. Vì vậy đo chiều cao ngồi có thể cho phép ta tính ra được chiều dài tương đối của chi dưới, và cho phép so sánh ba kích thước trên với nhau bằng cách tính các chỉ số như chỉ số thân, chỉ số Skelie...
Trong nghiên cứu của chúng tơi, chiều cao ngồi trung bình của nữ giới ở dân tộc Gia Rai nhỏ hơn so với dân tộc Ê Đê, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm tuổi 16, 17, 19, 20, 30-59 với p<0,05. Ở nam giới và các nhóm tuổi khác khơng có sự khác biệt với p>0,05. Chiều cao ngồi trung bình của nam Gia Rai là 86,27±2,06 cm; của nam Ê Đê là 86,78±2,11 cm; của nữ Gia Rai là 81,60±1,30 cm; của nữ Ê Đê là 82,13±1,24 cm.
Về diễn biến theo tuổi: sau dậy thì chiều cao ngồi vẫn tiếp tục phát triển đến tuổi 20, 21 ở nữ và 24 ở nam, sau đó giảm dần một cách rất nhẹ cho đến nhóm tuổi 40-49 ở cả hai giới. Chiều cao ngồi chỉ thực sự giảm rõ rệt từ sau nhóm tuổi 50-59 ở nữ Gia Rai; từ 60 tuổi ở cả hai giới người Ê Đê và nam Gia Rai. Diễn biến độ cao theo tuổi cũng phù hợp với điều tra tồn quốc [5].
4.1.1.3. Vịng đầu
Sự phát triển của vòng đầu xảy ra rất mạnh ở giai đoạn đầu của đời sống, đặc biệt là trong năm đầu để thích ứng với sự phát triển rất nhanh của não bộ trong giai đoạn này. Sau đó vịng đầu tiếp tục phát triển một cách đều đặn nhưng chậm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục theo dõi sự phát triển của vòng đầu sau 15 tuổi, và đánh giá kết quả ở người trưởng thành dân tộc Gia Rai và Ê Đê ở Tây Nguyên.
Trong nghiên cứu này, so sánh số đo vòng đầu của 2 dân tộc ở cả 2 giới nhận thấy vòng đầu của dân tộc Gia Rai thấp hơn dân tộc Ê Đê ở các nhóm tuổi sau: nam giới biểu hiện ở nhóm tuổi 19, 22, 23, 25-59 và ≥60 với p<0,05 cịn nữ giới là các nhóm tuổi 16, 19-59 với p<0,05. Ở nhóm tuổi khác, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
123
Trong nghiên cứu của chúng tơi, vịng đầu trung bình của nam Gia Rai là 54,01±0,99 cm, của nam Ê Đê là 54,88±1,19 cm; của nữ Gia Rai là 52,90±0,76 cm; của nữ Ê Đê là 53,47±0,73 cm.
So với Nguyễn Đức Hồng và cộng sự (2004): vịng đầu trung bình ở nam là 54,82±1,55 cm và nữ là 53,29±1,76 cm [110].
Về diễn biến theo tuổi, từ 15-19 tuổi vòng đầu vẫn còn tiếp tục phát triển ở cả hai giới, sau đó vịng đầu của nữ đạt ổn định ở tất cả các nhóm tuổi kế tiếp, cịn ở nam vịng đầu cịn tăng lên tuy rất ít cho đến nhóm tuổi 24, từ đây giữ ổn định cho đến nhóm tuổi 50-59 và suy giảm ít ở nhóm tuổi >60. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về diễn biến vòng đầu theo độ tuổi [5].
4.1.1.4. Các vòng chi
Theo Nguyễn Quang Quyền, các vịng chi có thể chia làm hai loại: một loại vịng biểu hiện sự tăng cơ, nghĩa là các vịng đo ở chỗ có nhiều cơ tập trung như vịng cánh tay, vịng cẳng tay, vòng đùi, vòng bắp chân. Loại vòng chi thứ hai biểu hiện sự phát triển xương, nghĩa là những chỗ đầu xương to ra và sát vào da như vòng khuỷu, vòng cổ tay, vòng đầu gối, vòng cổ chân qua hai mắt cá v.v... [1]
Các vòng chi được coi là biểu hiện sự phát triển cơ thực chất đã bao gổm cả 3 yếu tố: xương, cơ và tổ chức mỡ dưới da. Như vậy có thể nói, các vịng chi cũng cho phép ta đánh giá phần nào sự phát triển về khối lượng của cơ thể nói chung, biểu hiện cả tình trạng thể lực tập luyện và dinh dưỡng của cơ thể. Do đó các vịng chi cũng liên quan chặt chẽ với cân nặng một cách ít nhiều khác nhau tuỳ địa điểm khác nhau. Theo Nguyễn Trường An, có mối tương quan thuận giữa BMI với vòng cánh tay và vòng đùi ở cả hai giới [115].
Theo quy ước chung của các nhà Nhân trắc Nhi khoa Pháp [116] các vòng chi được đo ở bên trái, nên ở đây chúng tôi cũng đo bên trái là chủ yếu.
124
Song chỉ số QVC của Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương lại dùng vòng đùi phải và vòng cánh tay phải co. Cho nên chúng tơi cũng đo thêm hai vịng này để phục vụ riêng cho chỉ số QVC.
* Các vòng cánh tay
Như trên đã nói, vịng cánh tay thuộc loại vịng biểu hiện sự phát triển của cơ, ngồi ra nó cũng thể hiện sự tích mỡ nên vịng cánh tay bình thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ em [117], [118]. Còn vòng cánh tay phải co thể hiện mạnh hơn sự phát triển của cơ, được đo ở đây để tính chỉ số QVC là một trong những chỉ số vẫn quen được dùng để đánh giá thể lực ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ 20 đến nay.
- Vòng cánh tay trái duỗi:
Trong nghiên cứu của chúng tơi, vịng cánh tay trái duỗi trung bình ở nam Gia Rai là 22,38±0,83 cm; ở nam Ê Đê là 23,56±0,90 cm; ở nữ Gia Rai là 21,63±0,75 cm; ở nữ Ê Đê là 21,49±0,79 cm.
Vòng cánh tay trái duỗi ở nam giới trong nhóm tuổi 16,19-59, ≥60 của dân tộc Gia Rai có giá trị nhỏ hơn so với dân tộc Ê Đê, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Còn ở nữ giới giá trị vòng cánh tay trái duỗi của dân tộc Gia Rai tương tự như nam giới ở nhóm tuổi 21, đối với nhóm tuổi 50- 59 thì ngược lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết quả này thấp hơn với công bố của một số nghiên cứu khác do khác biệt dân tộc hoặc nhóm tuổi. Theo Lê Ngọc Trọng và cộng sự (2003), vòng cánh tay trái duỗi 25-29 tuổi ở nam là 24,86±1,87 cm, ở nữ là 22,67±1,65 cm [5]. Theo nghiên cứu của Mai Văn Hưng và cộng sự vòng cánh tay trái duỗi trung bình 18 tuổi dân tộc Ê Đê ở nam là 26,9±1,6, ở nữ là 24,8±1,9, ở dân tộc Gia Rai vòng cánh tay trái duỗi ở nam là 25,3±1,5, ở nữ là 24,6±1,5 [38].
Về diễn biến theo tuổi, trong nghiên cứu của chúng tơi, sau dậy thì, vịng cánh tay trái duỗi vẫn còn tiếp tục phát triển mạnh ở hai giới cho đến nhóm tuổi 30-39, sau đó ở nam có dấu suy giảm rất nhẹ đến nhóm tuổi 50-59
125
rồi giảm rõ rệt ở tuổi ≥60. Còn ở nữ, vịng cánh tay trái duỗi khơng giảm sau tuổi 30-39 mà vẫn giữ ổn định tới nhóm tuổi 50-59 rồi cũng giảm rõ rệt ở tuổi ≥60. Có thể giải thích sự giảm vịng cánh tay theo tuổi, khác với các kích thước nhân trắc đã nêu ở trên như chiều cao đứng, cân nặng... đều dừng lại ở tuổi 20-24.
- Vòng cánh tay phải co:
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 dân tộc. Đối với nam giới thể hiện ở nhóm tuổi 16, 19-59 với p<0,05,