Thang phân loại chỉ số Pignet trên thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người gia rai và ê đê định cư ở tây nguyên (Trang 26 - 27)

Pignet <23,0 Cực khỏe Pignet = 35,0 ÷ 41,0 Trung bình Pignet = 23,0 ÷ 28,9 Rất khỏe Pignet = 41,1 ÷ 47,0 Yếu

Pignet = 29,0 ÷ 34,9 Khỏe Pignet = 47,1 ÷ 53,0 Rất yếu Pignet >53 Cực yếu

*Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (1970) [1]

Theo công thức trên ta thấy chỉ số Pignet càng bé thì thể lực càng tốt. Tuy nhiên, chỉ số này bị nhiều người chưa tán thành vì nó có lợi cho người béo (nặng cân) và thiệt cho người cao, chỉ số này thay đổi tùy theo lứa tuổi.

- BMI = Cân nặng / (Cao đứng)2

Cân nặng có liên quan mật thiết với chiều cao và phụ thuộc nhiều vào tình trạng dinh dưỡng. Hiện nay, BMI được sử dụng để đánh giá tầm vóc thể lực và tình trạng dinh dưỡng. BMI được phân loại như sau:

Bảng 1.3. Đánh giá BMI theo chuẩn của WHO và dành riêng cho người Châu Á ( IDI&WPRO)

Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2)

Cân nặng thấp (gầy) <18,5 <18,5 Bình thường 18,5 - 24,9 18,5 - 22,9 Thừa cân 25 - 29,9 23 - 24,9 Béo phì độ I 30 - 34,9 25 - 29,9 Béo phì độ II 35 - 39,9 30 - 34,9 Béo phì độ III >=40 >=35

*Nguồn: World Health Organization (2017) [49]

- Chỉ số QVC = Cao đứng - (Vịng ngực hít hết sức + Vòng cánh tay phải co + Vòng đùi phải)

Chỉ số QVC là chỉ số đánh giá tầm vóc thể lực do Nguyễn Quang Quyền và cộng sự đề nghị (1970) [1].

Chỉ số này có giá trị đánh giá thể lực chính xác hơn chỉ số Pignet. Vì nó khơng bị ảnh hưởng quá nhiều do béo, gầy và rất lợi cho những người tập luyện thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người gia rai và ê đê định cư ở tây nguyên (Trang 26 - 27)

w