1945 thành công và đến trước khi BLTTHS 1988 được ban hành, dù trong hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội nào thì việc đảm bảo quyền được xét xử cơng khai trong tố tụng hình sự cũng được nhà nước ta thể hiện nhất quán trong các bản hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Điều này chính là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động Tố tụng hình sự trong bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và các văn bản pháp luật sau này.
sau năm 1988 đến trước năm 2015
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp thứ ba của nước ta đã có những quy định hệ thống, cụ thể và tương đối hồn chỉnh về bảo đảm quyền được xét xử cơng bằng liên quan đến hoạt động xét xử vụ án hình sự. Ngồi việc quy định các quyền cơ bản của cơng dân như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản, quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, quyền khiếu nại tố cáo… Hiến pháp còn quy định các bảo đảm cũng như trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện các quyền đó của cơng dân. Ví dụ: Khi quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Hiến pháp quy định khơng ai có thể bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình … (Điều 69 Hiến pháp 1980).
Hiến pháp năm 1992 kế thừa và phát huy tinh thần về bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch của các hiến pháp trước. Điều 52 tiếp tục khẳng định: “Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật.” Điều 131 Hiến pháp quy định: “Toà án nhân dân xét xử cơng khai, trừ trường hợp do luật định. Tồ án nhân dân
xét xử tập thể và quyết định theo đa số.” Điều 22 của Hiến pháp cịn tiến một bước
quy định về quyền bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, điều mà các bản hiến pháp trước đó chưa có: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.”
Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội thơng qua ngày 28 - 6 - 1988 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 - 01 -1989 bằng việc ban hành bộ luật này lần đầu tiên pháp luật tố tụng hình sự được pháp điển hóa hệ thống trong một văn bản thống nhất. Cùng với các chế định khác, việc bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch của con người trong Tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 tương đối đầy đủ, tồn diện và hệ thống. Trong BLTTHS năm 1988, xét xử công khai đã trở thành một nguyên tắc riêng biệt, theo Điều 19 quy định: