Nâng cao hiệu quả bảo vệ được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự trên cơ sở tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 66 - 76)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CƠNG KHAI, MINH BẠCH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.1. Nâng cao hiệu quả bảo vệ được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự trên cơ sở tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

tố tụng hình sự trên cơ sở tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng về pháp chế đã được thể hiện trong văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, khi đề ra nhiệm vụ và phương hướng tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nâng lên thành một quan điểm cơ bản của việc hồn thiện nhà nước và pháp luật, đó là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Có thể coi pháp chế là một trong những phương diện quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật. Nội dung của khái niệm pháp chế rất rộng, phong phú và đều thống nhất về nội hàm cơ bản, đó là sự tuân thủ một cách triệt để, chính xác, nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và mọi cơng dân. Mục đích của pháp chế là tạo được một trật tự pháp luật, trật tự pháp luật là hệ quả của pháp chế. Sự hoàn hảo của nền pháp chế

và bản chất của nó phụ thuộc vào bản chất của Nhà nước, vào sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Như vậy, việc hình thành và phát triển pháp luật gắn chặt với pháp chế, trong mối quan hệ không tách rời pháp chế. Trong mối quan hệ này pháp luật là điều cần thiết, là tiền đề tất yếu với pháp chế.

Liên quan mật thiết với tăng cường pháp chế nói chung và hiệu quả bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS của nhà nước ta nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay là nhiệm vụ xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đồng thời pháp chế xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thừa nhận trong đạo luật cơ bản của nước ta, có ý nghĩa quan trọng như điều kiện tiên quyết trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Vấn đề cơ bản nhất trong nguyên tắc và phương thức hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN đó là nhà nước được tổ chức trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Bản chất nhà nước là người chấp hành, tuân thủ theo pháp luật. Với đặc điểm đó cho thấy, pháp chế luôn tồn tại song song cùng nhà nước pháp quyền. Như vậy, không thể xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, khơng thể tách rời pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong hoạt động bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch, dân chủ là một tất yếu khách quan.

.2. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Pháp luật TTHS

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử cơng khai, minh bạch được tiến hành dưới bốn hình thức là tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng. Tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch là sự tự kiềm chế của các chủ thể quan hệ pháp luật TTHS để không vi phạm các quy định của pháp luật TTHS. Chấp hành các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch là sự thực hiện nghĩa vụ pháp luật bằng những hành vi tích cực của các chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHS, yêu cầu nhà nước không những phải thực hiện các nghĩa vụ pháp luật mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ ấy một cách đầy

đủ, nghiêm ngặt và thống nhất. Sử dụng các quy định của pháp luật TTHS về quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS là sự thực hiện các quyền pháp định của các chủ thể quan hệ pháp luật TTHS, yêu cầu nhà nước ở đây là các chủ thể pháp luật TTHS phải thực hiện các quyền pháp định một cách đúng đắn, có nghĩa là thực hiện các quyền pháp định trong phạm vi cho phép của pháp luật. Áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền con người trong TTHS là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền nhằm vận dụng các quy định của pháp luật TTHS ấy cho từng cá nhân, tổ chức cụ thể trong từng trường hợp cụ thể. Cả bốn hình thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS nêu trên đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức, ý thức pháp luật của các CQTHTT, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia TTHS. Do đó, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp pháp lý nhằm nâng cao ý thức pháp luật của họ như tăng cương tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo dục pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử lý kịp thời nghiêm minh, nhanh chóng mọi vi phạm pháp luật.

Quyền được xét xử công khai, minh bạch được quy định cụ thể ở quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được khẳng định Hiến pháp 2013, thể hiện bản chất đân chủ nhân đạo – tiến bộ của Đảng, Nhà nước cần được quán triệt để điều chỉnh và bảo vệ bằng các quy phạm của pháp luật hình sự, làm cơ sở để Tòa án giải quyết các vụ án, do đó việc hồn thiện pháp luật phải: Thể hiện sâu sắc quan điểm, đường lối và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm với phương châm giáo dục phịng ngừa là chính, kết hợp răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, cải hóa con người, đề cao bản chất ưu việt và tính nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh của cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi cơng dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm.

Do đó, “để nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế và để cho thế giới thấy rằng “sự thừa nhận” này không phải là hình thức – chỉ nằm trên giấy

tờ, mà là có thật – được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và được thực thi trong cuộc sống, thì hệ thống pháp luật Việt nam (trong đó có pháp luật hình sự) cần được hồn thiện cho phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xét xử án hình sự cần phải tính đến các yếu tố, đặc điểm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống pháp lý của dân tộc ta. Có như vậy, phát luật mới có tính khả thi và tồn tại được trong điều kiện Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức tốt việc thực hiện các quy định pháp luật TTHS hiện hành về bảo vệ quyền được xét xử công khai, minh bạch trong TTHS vào cuộc sống, đây cũng là cơng việc đầy khó khăn, phức tạp cần sự tham gia, giúp đỡ của cả xã hội.

3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự

Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân và từ đó để đảm bảo tính cơng bằng được thực thi trong công tác xét xử. Từ khi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 ra đời, mọi hành vi phạm tội xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa sự lợi dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xâm phạm quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên, hiện tượng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vơ tội vẫn cịn diễn biến phức tạp, các quyền con người vẫn còn bị xâm phạm, dẫn đến việc nhân dân thiếu niềm tin vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của chiến lược cải cách tư pháp. Xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp, để bảo vệ quyền dân sự và chính trị có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện quyền được xét xử cơng khai, minh bạch. Phải có quy định cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án với nhận thức nguyên tắc độc lập trong xét xử khơng mâu thuẫn gì với ngun tắc quy định tại Điều 103

Hiến pháp năm 2013 về TAND và VKSND. Vì pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, thể chế hóa đường lối của Đảng nên việc tuân thủ pháp luật cũng chính là phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Mọi sự can thiệt của các cấp Đảng uỷ vào việc xét xử từng vụ án cụ thể của Hội đồng xét xử đều là sự nhận thức khơng đúng đắn về vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác xét xử của Tồ án. Tinh thần này phải được bổ sung bằng các quy phạm của Hiến pháp, các luật tổ chức và Bộ luật TTHS. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức, cán bộ; khắc phục cấp uỷ đảng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp”.

Cần rà soát hệ thống pháp luật hiện hành, xác định những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để tạo cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo thực hiện quyền được xét xử cơng khai.

Cần đảm bảo tính thống nhất: Quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và Luật. Chỉ có Hiến pháp và Luật mới quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo nên địa vị pháp lý mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Các văn bản dưới luật chỉ cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ cơng dân trong HIến pháp và luật chứ không tạo ra quyền và nghĩa vụ công dân mới.

Với việc ra đời của “Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017” thì việc xác định oan, sai và bồi thường thiệt hại do oan sai trong TTHS đã hình thành một hệ thống văn bản khá đầy đủ điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực này, tạo cơ sở pháp lý cho việc minh oan và bồi thướng thiệt hại cho người bị oan do các cơ quan tiến hành TTHS gây ra góp phần thực hiện yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta. Có thể khẳng định quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự của người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật là một trong những nguyên tắc hiến pháp và là nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS có vai trị định hướng trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan THTT góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, để đáp ứng việc bảo đảm quyền con người trong điều kiện hiện nay cần hoàn thiện quy định của pháp luật theo hướng: bên cạnh việc quy định trách nhiệm chứng

minh tội phạm cần bổ sung trách nhiệm minh oan của cơ quan THTT, người THTT trong tồn bộ q trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá chứng cứ ở các giai đoạn TTHS. Bổ sung quy định này sẽ tăng cường trách nhiệm của các cơ quan THTT trong việc hạn chế oan, sai và minh oan cho người bị oan.

3.4. Bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Thứ nhất, về thẩm quyền xét xử của Tịa án: Hoạt động của Tịa án có liên quan trực tiếp đến quyền được xét xử công khai, minh bạch. Cho dù chất lượng của luật có tốt đến đâu nhưng hoạt động xét xử kém hiệu quả đều ảnh hưởng đến quyền được xét xử cơng khai, minh bạch. Do đó, cải cách hoạt động xét xử của Tòa án một cách khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi bảo đảm quyền con người khi tham gia tố tụng.

Ngồi các tịa hình sự, dân sự, kinh tế, hình chính, lao động cần thêm các tịa chun trách khác nhằm chun mơn hóa, nâng cao chất lượng xét xử, cũng là bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của bị cáo và các quyền đương sự.

Với phong tục tập quán, truyền thống, đạo đức của dân tộc hiện nay, tâm lý mặc cảm về việc phải “ra hầu tòa” vẫn tồn tại trong nhân dân. Hơn nữa, tính chất phức tạp của các vụ án khơng giống nhau, có vụ đơn giản, rõ ràng nhưng theo quy định hiện hành thì cũng phải tiến hành, thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thủ tục chung kéo dài thời gian giải quyết vụ án, vừa hạn chế quyền tụ do, dân chủ của cơng dân. Do đó cần nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng. Việc giải quyết theo trình tự rút gọn có thể khơng cần triệu tập bị cáo và số đối tượng tham gia tố tụng đến phiên tòa, trừ trường hợp Tòa án thấy cần thiết. Để khắc phục những sai lầm có thể xảy ra, đảm bảo quyền, lợi ích của bị cáo, đối với các vụ án này vẫn áp dụng trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và quyền được bào chữa của bị cáo.

Để đảm bảo quyền được xét xử công khai, minh bạch thì điều quan trọng là tạo mơi trường, điều kiện thuận tiện, công khai, minh bạch cho các bên tham gia quá trình xét xử. Nghiên cứu các chế định pháp luật về hoạt động truy tố và xét xử các vụ án hình sự trong các điều kiện của một xã hội dân chủ, ta thấy rằng bản chất dân chủ và nhân đạo của các chế định này không phải ở thủ tục, truy tố, buộc tội,

tức là hướng tới việc buộc tội bị can, bị cáo vào một tội danh nào đó mà là ở chỗ tạo ra một thủ tục để làm sáng tỏ các khía cạnh của vụ án để làm rõ tính chất của các hành vi, xác định phạm tội hay khơng phạm tội.

Do đó, việc tổ chức xét xử phải được tiến hành như một diễn đàn tranh tụng công khai giữa một bên là người giữ quyền công tố và bên kia là bị cáo và người bào chữa hoặc đại diện của họ, và ở đó HĐXX là trung tâm, độc lập phán quyết. Muốn vậy, thì chế độ duyệt án hay quan niệm “ án tại hồ sơ” không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay mà thay vào đó là tất cả các tình tiết của vụ án chỉ được làm sáng tỏ tại phiên tòa. Phải khắc phục ngay được việc HĐXX nghiêng về phía người giữ quyền cơng tố buộc tội bị cáo. Tịa án có nghĩa vụ phải tọa ra và duy trì cho được quá trình tranh tụng cơng khai, bình đẳng, dân chủ tại phiên tịa để các bên có điều kiện thuận lợi đưa ra các chứng cứ, biện hộ cho quan điểm của mình.

Phải bỏ loại được tình trạng kết tội oan, kết tội nhầm người vô tội. Để thực hiện được được điều đó, HĐXX phải luôn luôn thực sự là người “cầm cân nảy mực” phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình. Có như vậy tính khách quan của phiên tịa cũng như quyền, lợi ích được xét xử công khai, minh bạch của công dân mới được đảm bảo.

Thứ hai, về quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng: Phải khẳng định rằng, một hệ thống pháp luật dân chủ tiến bộ phải là hệ thống pháp luật vì con người, bảo đảm an tồn cho con người trong đó có cả những người có lầm lỗi. Điều này cũng đúng với bản chất của Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ngày nay,

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w