TỔNG KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 76 - 79)

Nâng cao hiêu quả bảo vệ quyền được xét xử cơng khai, minh bạch trong tố tụng hình sự phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS. Cải cách tư pháp đã đạt được khá nhiều thành tựu

đáng khích lệ, qua đó góp phần bảo vệ cơng lý trong hoạt động tư pháp một cách hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết để thúc đẩy cải cách tư pháp ở nước ta lên một bước mới, qua đó bảo vệ cơng lý một cách vững chắc và toàn diện, trong mọi hoạt động và giai đoạn của tố tụng tư pháp, đặc biệt là tố tụng hình sự.

Trong thời gian tới, trên tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết số 49, cần tiếp tục cải cách thủ tục tố tụng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với luật sư, tịa án và các thiết chế khác để tìm kiếm cơng lý. Bên cạnh đó, cũng cần hồn thiện cơ chế bảo vệ các quyền con người trong tố tụng, đặc biệt là các quyền bào chữa, quyền khiếu nại, tố cáo, kháng cáo và các quyền khác mà cho phép bị can, bị cáo được xét xử công bằng.

Đặc biệt, để bảo vệ công lý hiệu quả, nhất thiết phải củng cố năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp. Việc này địi hỏi cần hồn thiện khung khổ pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, giám sát, đánh giá và khen thưởng, kỷ luật… đội ngũ cán bộ này, trong đó cần lồng ghép tiêu chí tơn trọng và bảo vệ cơng lý vào tất cả các quy định có liên quan.

Tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật là những hoạt động cơ bản đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Vấn đề cơ bản là phải có được một hệ thống pháp luật TTHS hồn chỉnh, đồng bộ và phù hợp cả chất lượng, cả về nội dung và hình thức. Điều này đã được ĐCSVN xác định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là phải xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân chí trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân”.

Quy luật xã hội luôn vận động, thay đổi và pháp luật phải phản ánh được những quy luật ấy. Do đó pháp luật khơng thể tránh khỏi lạc hậu so với sự vận

động phát triển của xã hội. Vì vậy Nhà nước địi hỏi sự hồn thiện hệ thống pháp luật để theo kịp, bám sát những vận động thay đổi trong xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đó Nhà nước cần bỏ qua những quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật đã lỗi thời, thay vào đó những văn bản phù hợp với thực tiễn. Hồn thiện hệ thống pháp luật TTHS trong giai đoạn hiện nay vẫn cần đáp ứng các mặt sau: Thơng qua các văn kiện, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước; thể chế hóa đúng đường lối lãnh đạo của Đảng thành pháp luật. Cải cách phương thức hoạt động của Nhà nước về lập pháp; Phát huy dân chủ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng trong lĩnh vực lập pháp, nhất là các Đại biểu quốc hội chuyên trách, huy động tối đa các chuyên gia các nhà khoa học tham gia vào lĩnh vực lập pháp. Thường xuyên rà sốt và hệ thống hóa các văn bản pháp luật; loại bỏ văn bản khơng có hiệu lực pháp luật hoặc chồng chéo, trùng lặp; Đối với quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội chứ Quốc hội không phải là cơ quan “thông qua luật”.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiêu quả bảo vệ quyền được xét xử cơng bằng trong tố tụng hình sự phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, là những hoạt động cơ bản đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Vấn đề cơ bản là phải có được một hệ thống pháp luật TTHS hồn chình đồng bộ và phù hợp có chất lượng cả về nội dung và hình thức, để tạo tiền đề trực tiếp cơ sở pháp lý là giải pháp quan trọng trước tiên của việc bảo vệ các quyền con người, quyền con người trong TTHS. Điều này đã được ĐCSVN xác định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI “ Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân chí trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân”. Tuy nhiên, cho tới nay điều đó vẫn chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ.

Sau khi tìm hiểu, phân tích thực trạng vấn đề bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch ở Việt Nam cũng như phát hiện những vi phạm quyền này và nguyên nhân, tác giả kiến nghị một số giải pháp để nâng cao quyền được xét xử công khai, minh bạch, giúp việc thực thi quyền đó được tốt hơn trên thực tế ở Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn hiện nay vẫn cần đáp ứng các mặt sau: Thông qua các văn kiện, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thể chế hóa đúng đường lối lãnh đạo của Đảng thành pháp luật. Cải cách phương thức hoạt động của Nhà nước về lập pháp; Phát huy dân chủ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng trong lĩnh vực lập pháp, nhất là các Đại biểu quốc hội chuyên trách, huy động tối đa các chuyên gia các nhà khoa học tham gia vào lĩnh vực lập pháp. Thường xuyên rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật; loại bỏ văn bản khơng có hiệu lực pháp luật hoặc chồng chéo, trùng lặp; Đối với quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội chứ Quốc hội không phải là cơ quan “ thông qua luật”.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền được xét xử công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự của việt nam thực trạng áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w