tụng hình sự được quy định trọng BLTTHS 2003 cụ thể hơn chính xác hơn BLTTHS 2003 đã giành một chương riêng để cụ thể hóa nguyên tắc này quy
2.1.3. Quy định về quyền được xét xử công khai, minh bạch từ năm 2015 đến nay
Việc quy định Tồ án xét xử cơng khai, cơng bằng là sự đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị buộc tội được xét xử như những người phạm tội khác và được hưởng sự công khai trong một phiên tồ có nhiều người tham dự; và đã trở thành một nguyên tắc hiến định, cho phép loại bỏ sự tuỳ tiện của Toà án và những người tiến hành tố tụng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ trong quá trình tiến hành xét xử vụ án hình sự.
Trong BLTTHS 2015, các nguyên tắc tố tụng liên quan đến quyền được xét xử cơng khai, minh bạch đã có những sửa đổi bổ sung quan trọng đối với một số nguyên tắc như:
Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS (Điều 20)
Nguyên tắc này quy định hai chức năng của VKS đó là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đảm bảo cho bất kỳ một tội phạm nào, trong đó có các tội xâm phạm quyền con người đều bị truy tố theo đúng pháp luật TTHS, đảm bảo yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN. Trong các giai đoạn của TTHS, VKS có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do bộ luật TTHS quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. VKS tuân theo pháp luật TTHS thực hiện từ khi có tin báo và tố giác về tội phạm đến giai đoạn thi hành án, bằng các biện pháp của BLTTHS như: phê chuẩn các quyết định của CQĐT, huỷ bỏ các quyết định của các cơ quan THTT, tự mình tiến hành một số
hoạt động hoặc ra các quyết định cần thiết trong việc giải quyết vụ án, kháng nghị các bản án và quyết định của Toà án, quyền hạn và trách nhiệm của VKS trong quá trình giải quyết vụ án đảm bảo cho các hoạt động tố tụng được tuân thủ đúng pháp luật, loại trừ các vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức góp phần vào việc bảo vệ quyền con người. Điều 20 Bộ luật TTHS quy định: “VKS thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”.
Nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 23)
Xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án, trong hệ thống cơ quan Nhà nước thì chỉ có Tịa án có quyền xét xử về hình sự. Việc xét xử của Tịa án phải dựa trên cơ sở pháp luật mới đảm bảo tính khách quan, vô tư không bị phụ thuộc bởi bất kỳ tác động khách quan hay chủ quan nào.
Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 24)
Để đảm bảo việc xét xử công khai, minh bạch thận trọng, khách quan đúng người, đúng tội, BLTTHS quy định nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 24 Bộ luật TTHS). Theo nguyên tắc này thì việc xét xử các vụ án ở các cấp Tịa án đều thực hiện theo chế độ hội đồng. Khi quyết định các vấn đề của vụ án được thực hiện bằng cách biểu quyết và quyết định của HĐXX là ý kiến đa số.
Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 25)
Trong thiết chế dân chủ thì cơng khai là thuộc tính quan trọng, vì vậy xét xử cơng khai được quy định là nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS. Điều 25 Bộ luật TTHS 2015 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Nguyên tắc này tạo điều kiện để nhân dân kiểm tra công việc xét xử của Tịa án có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong việc xét xử của Tịa án, đồng thời thơng qua đó đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn trong việc đưa ra bản án kết tội.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật (Điều 9)
Theo nguyên tắc này, mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Nguyên tắc này có nghĩa rằng:
Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật không phân biệt dân tộc, giới tính, tin ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Việc khởi tố điều tra, truy tố xét xử, và thi hành án được tiến hành theo trình tự, thủ tục thống nhất được quy định trong BLTTHS.
Cơng dân ở địa vị pháp lý như nhau thì có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau, và cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo cho cơng dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó để bảo đảm quyền và lợi ích của mình.
BLHS là văn bản pháp luật duy nhất quy định tội phạm và hình phạt được áp dụng thống nhất đối với người phạm tội; Các quy định của pháp luật được áp dụng như nhau tương ứng với từng người tham gia tố tụng với cùng tư cách tố tụng, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, thành phần, địa vị xã hội.
Ngun tắc khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 13)
Điều 13 BLTTHS quy định “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho
đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Đây là nguyên tắc cơ bản quan trọng khơng chỉ trong tố tụng hình sự nước ta mà cả ở trong tố tụng hình sự quốc tế. Một người chỉ bị coi là có tội khi đối với người đó đã có bản án kết tội của Tịa án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác chính xác hơn, khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với một người thì người đó được coi là khơng có tội. Tịa án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền phán xử một người có tội bằng bản án kết tội theo trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định. Người phạm tội chỉ phải chịu hình phạt và các hậu quả pháp lý khác khi bản án đó có hiệu lực pháp luật.
Nguyên tắc này quy định Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền, lợi ích vànghĩa vụ liên quan cũng như người đại diện hợp pháp của họ có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Điều 26 BLTTHS quy định: “Trong quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Đây là bảo đảm pháp lý quan
trọng để VKS bảo vệ lợi ích Nhà nước, bị cáo và người tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đồng thời BLTTHS 2015 cịn có bổ sung quan trọng vào nguyên tắc này, đó là, quy định trách nhiệm của Tòa án tạo điều kiện cho Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng như người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền đưa ra chứng cứ tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa, nhằm làm rõ sự thật khách quan của Tòa án. Nội dung được bổ sung này là kim chỉ nam hướng dẫn xuyên suốt cho việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, xuất phát từ chức năng tố tụng cơ bản trong tố tụng hình sự cho việc hồn thiện các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng, nhất là thủ tục phiên tòa.
Mặc dù BLTTHS chưa quy định nguyên tắc tranh tụng nhưng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tịa án đã thể hiện được một phần thiết yếu trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp đang được thực hiện ở nước ta hiện nay. Nguyên tắc tranh tụng tại tòa tranh luận giữa hai bên có lập trường tương phản nhau, yêu cầu Tòa án làm trọng tài phân xử. Với ý nghĩa là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, nguyên tắc tranh tụng là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho các chủ thể trong việc thực hiện quá trinh tranh cãi bình đẳng dựa trên chứng cứ, quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng buộc tội hoặc chức năng bào chữa, từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Nguyên tắc tranh tụng này cũng đã được thể hiện trong một loạt các quy định khác nhau của BLTTHS năm 2015, Điều 26 BLTTHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi của việc tranh tụng hơn so với quan điểm được thể hiện
trong các Nghị quyết của Đảng cũng như quy định của Hiến pháp 2013. Ngoài ra nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 BLTTHS cịn có nội dung rất quan trọng khác đó là “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.
Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tố tụng hình sự gây ra (Điều 31)
Đây là những nguyên tắc được bổ sung trong BLTTHS 2015 liên quan đến bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, là những nguyên tắc quan trọng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước (thông qua cơ quan tiến hành tố tụng) trước công chúng trong trường hợp cơ quan, người tiến hành tố tụng làm oan người khơng có tội hoặc gây thiệt hại cho cơng dân. Các nguyên tắc này không chỉ nâng cao trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự, mà cịn là biện pháp để hạn chế những vi phạm quyền công khai, minh bạch, vi phạm lợi ích hợp pháp của cơng dân trong tố tụng hình sự vốn là lĩnh vực mà quyền con người có nguy cơ bị xâm phạm rất cao các nguyên tắc này. Điều này đã được cụ thể hóa trong Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước năm 2017 được Quốc hội khóa XII thơng qua tại kỳ họp thứ V, trong đó có các quy định tương đối cụ thể các trường hợp bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
Trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước cũng được quy định trong Điều 31 BLTTHS 2 0 1 5 về bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự: “Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại”.
Đồng thời, điều luật cũng quy định, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi cho người bị oan; Người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan đã thực hiện việc bồi thường.
Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32)
để phát hiện, sửa chữa những thiếu sót sai lầm trong hoạt động của người cũng như cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là biện pháp hữu hiệu để công dân, cơ quan tổ chức sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự. Vì vậy, BLTTHS quy định bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nguyên tắc này quy định tại Điều 32 BLTTHS 2015:
Cơng dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cơng dân có quyền tố cáo việc trái pháp luật trong tố tụng hình sự của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền mà BLTTHS quy định; Thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Khác với nguyên tắc được quy định trong BLTTHS 2003, nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định trong BLTTHS 2015 cụ thể hơn, chính xác hơn, phù hợp với tinh thần của khoản 5 Điều 14 ICCPR quy định quyền kháng cáo, quyền được xét xử phúc thẩm. Người nào bị kết án đều có quyền u cầu Tồ án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với họ mà Tồ án cấp dưới đã đưa ra phán quyết. Quyền này nhằm hạn chế những sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới có thể gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của các đương sự. Trong khoản 7 của Bình luận chung số 13 về quyền kháng cáo đã nhấn mạnh rằng, trong các vụ án hình sự, quyền này khơng chỉ áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng mà còn được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm.