Kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập kiểm toán tại công ty cổ phần xây dựng số 3 vinaconex 3 (Trang 25 - 30)

Phần hành kế toán TSCĐ thuộc phần hành kế toán TSCĐ và vật tư được phụ trách bởi một nhân viên kế toán riêng.

Nguyên tắc tổ chức hạch toán TSCĐ thực hiện theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC và thông tư 45/2013/TT-BTC:

 TSCĐ được tổ chức ghi sổ kế toán theo đơn vị thống nhất là Việt Nam đồng

 Ghi sổ kế toán TSCĐ thể hiện 3 chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh

Đối tượng kế toán là Tài sản cố định - được hình thành chủ yếu thông qua mua sắm và đấu thầu.

2.3.1.1Tài khoản sử dụng:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hoạch toán TSCĐ, công ty CP xây dựng số 3 – Vinaconex 3 sử dụng chủ yếu các tài khoản về kế toán sau:

Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp.

Tài khoản 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 sau:

Tài khoản 2111 - Nhà cửa vật kiến trức: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng . . .

Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.

Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, dắt, thuỷ, sông, hàng không.

Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính (Máy vi tính, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng hút ẩm hút bụi, chống mối mọt. . .).  Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất , nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng…

Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

Tài khoản 2134 – Thương hiệu doanh nghiệp: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là thương hiệu chính công ty cổ phần xây dựng số 3- VINACONEX 3.

Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp phải chi ra để có phần mềm máy vi tính.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.

Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình .

Ngoài ra công ty cũng sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111,112,113,414,711,811…

2.3.1.2Tính giá Tài sản cố định

Nguyên giá của TSCĐ

Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa TS vào trạng thái sắn sàng sử dụng:

 Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên căn cứ khách quan có thể kiểm soát được (dựa trên chứng từ hợp pháp, hợp lệ…)

 Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ

 Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ và sử dụng được tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm tính năng hoạt động hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCĐ.

NG = Gt + Tp + Pt + Lv – Tk – Cm – Th

Trong đó:

NG : Nguyên giá tài sản cố định.

Gt : Giá thanh toán cho người bán tài sản( tính theo giá thu tiền 1 lần). Tp : Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước không được hoàn lại. Pt : Phí tổn trước khi dùng, như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử… Lv : Lãi tiền vay phải trải trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tk : Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại.

Cm : Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng. Th : Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử.

Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình và vô hình của Công ty đều được tính khấu hao theo

phương pháp đường thẳng với tỷ lệ khấu hao hằng năm được thực hiện phù hợp với các quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC.

Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định.

Bảng 2.3.1.2.1: Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình

Bảng 2.3.1.2.2: Tình hình tăng giảm tài sản cố định vô hình

2.3.1.3Luân chuyển chứng từ kế toán chi tiết TSCĐ

Các chứng từ sử dụng trong các nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới TSCĐ bao gồm:

 Biên bản giao nhận TSCĐ (MS : 01-TSCĐ)

 Biên bản thanh lý TSCĐ ( MS: 02-TSCĐ)

 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ( MS: 03-TSCĐ)

 Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( MS: 04-TSCĐ)

 Biên bản kiểm kê TSCĐ ( MS:05-TSCĐ)

 Các chứng từ liên quan khác…

Ngoài ra, còn có một số chứng từ liên quan khác như hóa đơn GTGT mua, đơn đề nghị mua TSCĐ của bộ phận liên quan, quyết định cấp TSCĐ, quyết định thanh lý TSCĐ, các biên bản kiểm nghiệm, nghiệm thu khác…

Trình tự lập và luân chuyển chứng từ

Dựa trên hệ thống đầy đủ các chứng từ gốc để chứng minh cho tính hợp pháp của nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ… Kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ rồi ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ theo ngày phát sinh, và sổ cái, số chi tiết liên quan theo nội dung kinh tế. Các sổ này được mở khi bắt đầu niên dộ kế toán và khóa sộ khi kết thúc niên độ.

Sơ đồ 2.3.1.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TSCĐ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý, biên bản đánh giá

lại TSCĐ...

Sổ, thẻ kế toán chi tiết 211,214,213 Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái 211,213,214 Bảng cân đối số phát sinh

NV tăng TSCĐ

Ban giám đốc

Bảo quản lưu trữ Hội đồng giao nhận Kế toán TSCĐ

Quyết định tăng TSCĐ

Giao nhận TSCĐ, lập các biên bản giao nhận Lập thẻ TSCĐ, bẳng tính và phân bổ KH, ghi sổ

2.3.1.4Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ

Sơ đồ 2.3.1.4: Sơ đồ ra quyết định tăng tài sản cố định

Bước 1: Bộ phận có nhu cầu TSCĐ lập tờ trình xin đầu tư, chuyển cho phòng Tài vụ- vật tư. Bộ phận này xin duyệt từ Ban giám đốc và đại diện chủ sở hữu. Bộ phận tài vụ- vật tư và các phòng ban khác liên quan thực hiện việc mời thầu, chấm thầu, chọn nhà thầu và kí hợp đồng kinh tế.

Bước 2: Khi người bán bàn giao TS cùng với hóa đơn GTGT, công ty lập hội đồng giao nhận, bộ phận này cùng với bên giao hàng thực hiện việc giao nhận TSCĐ và lập biên bản giao nhận. Biên bản này được lập ít nhất 2 liên, 1 liên chuyển cho người giao hàng.

Bước 3: Kế toán thực hiện các công việc: Dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ mà bộ phận giao nhận chuyển tới, lập thẻ TSCĐ.

Ví dụ các chứng từ liên quan đến một nghiệp vụ mua TSCĐ hữu hình:

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập kiểm toán tại công ty cổ phần xây dựng số 3 vinaconex 3 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w