Một số đặc điểm của loài Nomascus leucogenys

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 30 - 31)

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.1.3.Một số đặc điểm của loài Nomascus leucogenys

1.1. Một số đặc điểm về các loài vượn ở Việt Nam

1.1.3.Một số đặc điểm của loài Nomascus leucogenys

1.1.3.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys)

Theo Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998) Vượn đen má trắng nặng từ 6-10 kg, dài thân 530-600 mm, tay dài hơn thân, khơng có đi. Con đực có bộ lơng đen, đám lơng trắng ở má mọc tua ra xung quanh và rộng vượt lên trên chỏm vành tai. Con cái màu vàng nâu, đậm ở vai, nhạt ở bụng, đám lông đen trên đầu rộng, bụng khơng có lơng đen.

Cá thể đực Vượn đen má trắng trưởng thành

Nguồn: Grendelkhan (2007) (a)

Cá thể cái Vượn đen má trắng trưởng thành

Nguồn: Aflo (2018) (b)

Theo Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998) Vượn đen má trắng chỉ sống trong các khu rừng lá rộng thường xanh, nhiều cây gỗ lớn. Sống thành đàn 2-4 con, hoạt động kiếm ăn ban ngày, tối ngủ trên các cây lớn. Vượn đen má trắng trưởng thành sinh dục sau 4 - 4,5 năm tuổi. Mang thai 6 tháng 20 ngày đến 7 tháng, mỗi lứa đẻ 01 con.

1.1.3.2. Phân bố và tình trạng Vượn đen má trắng ở Việt Nam

Trước năm 1975, lồi này cịn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam trên diện tích ước tính khoảng >5.000 km2. Từ năm 1975 trở lại đây, tình trạng của lồi thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng >5. Nguyên nhân biến đổi có thể là: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắn để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu. Trước đây Vượn đen má trắng từng được ghi nhận ở Lai Châu (Mường Tè), Sơn La (Sơng Mã), Hồ Bình (Chi Nê), Thanh Hố (Hồi Xn), Nghệ An (Anh Sơn, Con Cng, Tương Dương, Quỳ Châu), tuy nhiên trong vịng 10 năm trở lại đây hầu như không được ghi nhận thêm (Rowson et al, 2011). Năm 2011 các nhà khoa học đã ghi nhận một quần thể trên 400 cá thể Vượn đen má trắng gồm nhiều đàn nhỏ ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An, gần biên giới Việt Lào. Quần thể này nằm cách xa khu dân cư và được cho rằng chiếm đến 2/3 số lượng vượn đen má trắng tại Việt Nam (Luu & Rawson, 2011).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 30 - 31)