Sơ đồ tổ chức của VQG Vũ Quang năm 2021

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 134 - 140)

- Về biên chế: Tính đến đầu năm 2021, VQG Vũ Quang có 60 viên chức và hợp

đồng lao động. Chỉ tiêu được giao 73 chỉ tiêu trong đó, 68 biên chế sự nghiệp và 05 hợp đồng theo nghị định 68.

- Về trình độ: trên đại học là 04 người, đại học 41 người, cao đẳng 01 người,

trung cấp 09 người và 05 người có trình độ sơ cấp, nhân viên kỹ thuật và trình độ khác.

- Về tỷ lệ nữ: số lao động nữ 09 người, chiếm 15% trong tổng số công chức,

viên chức, lao động.

Nhận xét về cơ cấu tổ chức bộ máy

- Tổ chức bộ máy của Ban quản lý VQG Vũ Quang đã được kiện toàn theo quyết định số 3960/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, đến nay đã hoạt động ổn định, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ quy định phù hợp theo từng lĩnh vực.

- Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và lao động hợp đồng của Ban quản lý VQG Vũ Quang có trình độ chun mơn tương đối phù hợp, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, luôn giữ vững đạo đức, phẩm chất; có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành nghiêm sự phân cơng của tổ chức; có lối sống lành mạnh, đồn kết; phát huy được vai trò, trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác.

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của VQG Vũ Quang còn một số bất cập, khó khăn như: Biên chế thiếu chỉ có 60/73 chỉ tiêu được giao; chưa có cơ chế phù hợp để thực hiện tốt các hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Ban quản lý rừng đặc dụng; thiếu nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và bảo vệ rừng... Vì vậy, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn các giá trị về ĐDSH, cần thiết phải kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, theo hướng tinh gọn, hợp lý, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban quản lý Vườn.

3.3.3.2. Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Vũ Quang

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH đã được VQG Vũ Quang chú trọng, tập trung bảo tồn các loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; góp phần bảo tồn hệ sinh thái rừng, khai thác, phát huy giá trị tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương.

Cứu hộ, phát triển sinh vật

Trong 06 năm qua (2016 - 2021), Ban quản lý VQG Vũ Quang đã chỉ đạo công tác cứu hộ, phát trển sinh vật đạt kết quả như sau:

Về công tác cứu hộ sinh vật

Cứu hộ động vật: Đơn vị luôn quan tâm, chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn về cơng tác chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã, nên tỷ lệ thành công trong công tác cứu hộ ngày càng tăng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên những năm gần đây rất nhiều tổ chức và cá nhân đã liên hệ với VQG Vũ Quang như là một địa chỉ tin cậy để giao nộp chăm sóc trước khi tái thả về mơi trường tự nhiên nhằm thực hiện công tác bảo tồn, bảng 3.22.

Bảng 3.22. Số liệu cứu hộ từ năm 2017 đến năm 2020

Đơn vị tính: cá thể

TT Năm Năm trước

chuyển sang Tiếp nhận mới Thả về môi trường tự nhiên Chuyển qua năm sau 1 2017 0 0 0 0 2 2018 0 0 0 0 3 2019 0 27 23 4 4 2020 4 551 547 8 5 5/2021 8 23 14 17 Nguồn: VQG Vũ Quang, tháng 4/2021

Về công tác bảo tồn, phát triển sinh vật:

Thời gian qua VQG Vũ Quang đã tích cực phối hợp với các tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành các nghiên cứu, điều tra đa dạng sinh học tại khu vực, trong đó tiêu biểu là 5 cơng trình nghiên cứu, phát hiện ra các loài mới cho thế giới làm nổi bật tiềm năng đa dạng sinh học của VQG và tỉnh Hà Tĩnh. Các phát hiện trên đã được cơng bố trên các tạp chí Quốc tế chun nghành có uy tín như: Tạp chí Phytokey, Phytotaxa, Korean Journal of Plant Taxonomy... nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển sinh vật tại của VQG Vũ Quang từ các nhà chun mơn.

Bên cạnh đó VQG đã chủ động đăng ký và xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, gần đây nhất là đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh "Đánh giá thực trạng các loài động vật thuộc bộ Linh trưởng (Primates) có nguy cơ tuyệt chủng tại VQG Vũ Quang và xây dựng phương án bảo tồn” hoàn thành năm 2019 được Hội đồng khoa học đánh giá “Xuất sắc” về kết quả và hiệu quả mang lại. Thông qua đề tài hàng trăm các cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm thời gian qua được người dân và các cơ quan chức năng đã liên hệ với đơn vị tiến hành chăm sóc để trả về tự nhiên, nhằm thực hiện công tác bảo tồn. Tạo uy tín, tiền đề cho những đề xuất, nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể là đề tài KHCN cấp tỉnh 2020 “Điều tra, đánh giá các lồi thực vật có giá trị làm thuốc chữa bệnh tại VQG Vũ Quang và khu vực vùng đệm” đang được gấp rút triển khai thực hiện.

Về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, VQG đã chủ động xây dựng, xúc tiến kêu gọi đầu tư các chương trình, Dự án bảo tồn lớn, như: Dự án “Khẩn cấp bảo tồn Voi Châu á (Elephas maximus) tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018- 2020, tầm nhìn đến 2030”; Dự án “Xây dựng trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại VQG Vũ Quang”; Dự án “Tăng cường thực thi pháp luật để giải quyết nạn săn trộm và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp”

do Bộ Nông nghiệp Anh Quốc phát động đang được phía VQG Vũ Quang hồn thiện, củng cố hồ sơ..., đặc biệt việc được công nhận danh hiệu “Vườn di sản ASEAN” năm 2019 đã nâng tầm vị thế của VQG Vũ Quang ra tầm Châu lục

3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang

Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế về đa dạng sinh học nói chung và lồi Vượn đen má trắng nói riêng tại VQG Vũ Quang; trên cơ sở các yếu tố nguồn lực, thực trạng công tác tổ chức và bộ máy quản lý của VQG Vũ Quang; điều kiện kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm. Nghiên cứu này đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và thúc đẩy sự phát triển của quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang. Các đề xuất được lồng ghép cùng phương án bảo tồn các loài linh trường và kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại Phương án quản lý rừng bền vững của VQG Vũ Quang giai đoạn 2021-2030 cụ thể:

3.3.4.1. Điều tra, giám sát tiếp theo cần thực hiện đối với loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang

- Triển khai xây dựng chương trình giám sát cụ thể cho lồi Vượn đen má trắng; hướng nghiên cứu tiếp theo cho Vượn đen má trắng sẽ tập trung nghiên cứu về tập tính, thức ăn, khả năng sinh sản, di truyền nguồn gen chống cận huyết, trên cơ sở đó sẽ xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ về loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang. Khu vực giám sát là 14 tiểu khu đã ghi nhận có Vượn đen má trắng và 09 tiểu khu giáp ranh 14 tiểu khu trên và có cơ cấu hiện trạng rừng theo diện tích tương đồng với những tiểu khu có ghi nhận vượn.

- Ứng dụng phần mềm SMART trong giám sát đa dạng sinh học nói chung và Vượn đen má trắng nói riêng tại VQG Vũ Quang (tập huấn, ứng dụng phần mềm và tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu).

3.3.4.2. Các giải pháp bảo vệ và mở rộng sinh cảnh sống của lồi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phục hồi, gìn giữ sinh cảnh sống, nơi cư trú, kiếm ăn, đặc biệt là 23 tiểu khu xác định khu vực phân bố của Vượn đen má trắng, hạn chế tối đa việc chia cắt sinh cảnh và tác động của con người.

- Hạn chế tối đa tác động từ người dân vào khai thác LSGN, cây dược liệu, bẫy bắt động vật hoang dã, đi lại trên các đường mòn trong rừng.

- Đối với các tác động biên và tác động gián tiếp ở khu vực vùng giáp ranh liền kề khu vực điều tra cần bổ sung, mở rộng các tuyến tuần rừng, tuyến giám sát. - Xây dựng hệ thống OTC định vị để đánh giá tác động trên khu vực có phân

bố của Vượn đen má trắng.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là khu vực phân bố Vượn đen má trắng ở các Trạm Sao La, Trạm Cò, Khe Chè, Hòa Hải và các vùng giáp ranh, liền kề với người dân, khu vực biên giới.

- Điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực Tây Bắc của VQG thuộc Ban quản lý rừng phịng hộ Ngàn Phố; phía Đơng Nam của VQG thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê, hai khu vực này đều rất gần với khu vực phân bố của Vượn đen má trắng tại VQG; nếu hiện trạng rừng đảm bảo có thể xây dựng đề án mở rộng phạm vi VQG về hai khu vực này để mở rộng sinh cảnh sống cho Vượn đen má trắng.

- Tăng cường tuần rừng 3 lần/tuần trên các tiểu khu thường xuyên bị tác động, hạn chế săn bắt, cần gỡ bẫy động vật, hạn chế khai thác LSNG ở khu vực Khe Chè, Hòa Hải thuộc các tiểu khu (155B, 177, 180B, 197, 203, 202, 224, 182, 202, 203, 82, 176, 189, 191A, 180, 77, 142, 55, 190) và các vùng lân cận, giáp ranh.

- Bảo đảm mỗi trạm Kiểm lâm có tối thiểu 10 cán bộ Kiểm lâm, Trạm trưởng là Kỹ sư quản lý bảo vệ rừng hay Kỹ sư lâm nghiệp.

- Mỗi trạm kiểm lâm cần thiết phải có 1 điện thoại cố định (hoặc máy bộ đàm), có 01 súng quân dụng, 5 bình xịt gây mê, 5 roi điện, 1 - 2 khố cịng số 8, 1 bộ dụng cụ chống cháy rừng tối thiểu 15 dao phát, 10 xẻng, 10 cuốc, 1 kẻng báo cháy, 1 bình cứu hoả, 1 tủ thuốc chữa bệnh thông thường, 3 xe máy tốt để cơ động, 2 bộ bản đồ khu vực, có 5 địa bàn, 5 ống nhịm, 5 thước dây vải, 5 GPS, 1 sổ tay điều tra, theo dõi động thực vật, 1 bộ tài liệu về luật lâm nghiệp, 1 quyển nhật ký giao ban hàng ngày; 10 Máy Camera trap để điều tra giám sát tác động và nghiên cứu sinh thái, tập tính lồi. Khu vực ưu tiên bảo vệ lồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 134 - 140)