Tài luận án đã bổ sung được các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Vượn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 156 - 157)

I. KẾT LUẬN

2.tài luận án đã bổ sung được các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Vượn

Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

- Sinh cảnh ưa thích của Vượn đen má trắng ở VQG Vũ Quang là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh có trữ lượng từ trung bình đến giàu chiếm trên 97% diện tích (97,52% diện tích với dữ liệu xử lý tại 12 điểm ghi âm có ghi nhận vượn hót; 97,39% diện tích với dữ liệu xử lý khu vực có vượn phân bố tại 23 tiểu khu);

- Hình ảnh phổ âm thanh tiếng hót của Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang tương tự hình ảnh phổ âm thanh trong file chuẩn của (Konrad, R; Geissmann, T, 2006), tuy nhiên tần số âm thanh cao hơn từ 0,3 – 1,0 kHz so với tần số âm thanh trong file chuẩn. Cấu trúc quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang có 4 kiểu cơ bản, tỷ lệ cá thể đực nhiều hơn cá thể cái, số cá thể trong 1 đàn trung bình khoảng 1,97 cá thể;

- Vượn bắt đầu hót từ 5h00 và kết thúc hót vào khoảng 9h30 trong ngày, tập trung chủ yếu từ 5h00 đến 7h00, 90,70% số đàn có thời gian hót từ 5’ đến dưới 25’, khơng có đàn nào có thời gian hót quá 35’;

- Khi khơng có mưa vượn hót nhiều hơn khi có mưa, tối hơm trước khơng mưa sáng hơm sau vượn cũng hót nhiều hơn, trong khi gió và sương mù khơng ảnh hưởng đến tần suất hót của vượn.

3. Đề tài luận án đã đề xuất được một số giải pháp bảo tồn quần thể loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

- Quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang là một trong hai quần thể Vượn đen má trắng lớn nhất hiện còn được ghi nhận tại Việt Nam;

- Mối đe dọa lớn nhất đến quần thể Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang là săn, bắn, bắt, bẫy, các hoạt động của con người gây xáo trộn mơi trường sống cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể vượn;

- Tổ chức bộ máy của BQL VQG Vũ Quang đã được kiện toàn, hoạt động ổn định, hiệu quả, chức năng và nhiệm vụ quy định phù hợp theo từng lĩnh vực, tuy nhiên nhân lực để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và bảo vệ rừng chưa đủ, cần phải bổ sung khoảng 13 biên chế;

- Đề tài luận án đã đề xuất được các giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang tập trung vào 3 nội dung chính: Điều tra, giám sát tiếp theo cần thực hiện với loài Vượn đen má trắng ở VQG Vũ Quang; Các giải pháp bảo vệ và mở rộng sinh cảnh sống của loài; Các giải pháp bảo vệ quần thể Vượn đen má trắng;

- Đề tài luận án cũng đề xuất được kế hoạch giám sát chi tiết cho loài Vượn đen má trắng tại VQG Vũ Quang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn (Trang 156 - 157)