Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng

Một phần của tài liệu 8 - Nguyên lý và kỹ thuật nuôi cua biển (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CUA BIỂN

2.7. Đặc điểm sinh sản

2.7.6. Tập tính bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng

Ở vùng nhiệt đới, cua đẻ quanh năm. Ở vĩ độ càng thấp, mùa vụ sinh sản càng dài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi nước mà đỉnh cao của mùa sinh sản khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Ví dụ: Ở Ấn Độ mùa sinh sản là tháng 4-6 và tháng 9-2 (Marichamy và ctv. 1992); ở Sri Lanka: tháng 4-5 và tháng 8-9 (Jayamanne và Jinadasa 1991); ở Philippines: tháng 6-9 (Arriola, 1940); Thái Lan: tháng 10-2 (Poovachiranon, 1991) và ở Việt Nam: tháng 12-2 (Hoang Duc Dat, 1999).

Trước khi đẻ trứng, cua đực và cua cái bắt cặp với nhau. Hill (1975) thấy rằng khi giao vĩ, cua đực thường lớn hơn cua cái. Tuy nhiên, Ong (1966) đã thành cơng trong việc cho cua đực và cái cĩ cùng kích cỡ bắt cặp với nhau. Hiện tượng bắt cặp khơng cĩ liên quan đến giai đoạn phát triển của buồng trứng và nĩ xảy ra sau khi con cái lột xác tiền giao vỹ, chúng hấp dẫn con đực bằng cách tiết ra pheromone. Trước khi giao vĩ, cua đực bám theo cua cái bắt cặp 3-4 ngày, sau đĩ cua cái lột xác, và cua bắt đầu giao vĩ. Quá trình lột xác và bắt cặp giao vĩ cĩ thể kéo dài đến 7-12 giờ (Trần Ngọc Hải, 1997). Trong tự nhiên, khoảng 95% cua cái cứng vỏ đều đã bắt cặp với cua đực và cĩ mang túi tinh (Shelley và Lovatelli, 2011)

Cua cái sau khi đẻ cĩ thể thành thục và đẻ lại 2-3 lần mà khơng cần giao vĩ, nhưng số trứng của các lần sinh sản thứ hai, thứ ba bị giảm (Ong, 1966; Trần Ngọc Hải, 1997, Trần Ngọc Hải và ctv, 2002). Qua giao vĩ, túi tinh của con đực sẽ được chuyển vào và giữ lại ở túi chứa tinh của con cái và nĩ cĩ thể thụ tinh cho hai lần đẻ trở lên trước khi con cái lột xác lại. Sau khi đẻ, trứng được chuyển xuống bụng (yếm) của con cái và ấp ở đĩ. Trong quá trình phát triển phơi, trứng thụ tinh sẽ chuyển từ màu cam sang màu xám đến đen nâu, thể hiện nỗn hồng được sử dụng dần và điểm mắt của phơi xuất hiện với màu đen.

Sức sinh sản của cua biển khác nhau tùy lồi và kích cỡ. Ở lồi

S. serrata, con cái trứng cĩ kích cỡ CW 90 – 140 mm cĩ sức sinh sản

thường dao động từ 52.025 đến 2.022.500 trứng (Prasad và Neelakantan, 1989) hay cĩ thể đến 6.000.000 trứng (Shelley và Lovatelii, 2011). Số trứng

tăng lên theo kích cỡ cua cái theo dạng hàm mũ. Ví dụ, mối quan hệ giữa sức sinh sản và chiều rộng của mai ở cua lửa Scylla olivacea cĩ dạng

phương trình F = 3,02 x·CW2,98 (Koolkalya và ctv, 2006). Ở cua sen (Scylla

paramamosain) ở ĐBSCL, cua cái mang trứng từ 300.000 - 3.000.000 trứng

(Phạm Văn Quyết, 1999; Lâm Tâm Nguyên, 2010).

Một phần của tài liệu 8 - Nguyên lý và kỹ thuật nuôi cua biển (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)